Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chủ động thay đổi, tiếp cận cái mới

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông mi đang bưc vào giai đon tp hun cán b qun lý, giáo viên tt c các tnh/thành trên cc. Ti TP.HCM, cán b qun lý và giáo viên ct cán các bc hc đu đưc tiếp cn vi khung chương trình mi, c chương trình tng th và chương trình b môn. Riêng giáo viên tiu hc đã có nhng hình dung cơ bn v chương trình mi s trin khai vào năm hc 2020-2021 lp 1.

Chương trình giáo dc ph thông mi đòi hi giáo viên phi phát huy năng lc sáng to ca hc sinh. Trong nh: Hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Thái Hc (Q.1, TP.HCM) trong mt hot đng tri nghim

Từ các chương trình tập huấn đại trà, rất nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới trong tư duy, phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên cho rằng nên có thêm những bài dạy mẫu để họ tham khảo về phương pháp giảng dạy cũng như hình thức triển khai trên mỗi tiết học.

Cụ thể, sau đợt tập huấn chương trình mới, thầy Nguyễn Công Phúc Khánh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) cho biết, về cơ bản là giáo viên đã nắm được “linh hồn” của chương trình mới từ truyền đạt kiến thức sang phát huy năng lực của học sinh, sách giáo khoa từ pháp lệnh chuyển sang thành công cụ. Điều băn khoăn nhất hiện nay là cần một khung đánh giá chung để có thể đánh giá học sinh ở các đơn vị riêng biệt khác nhau một cách đồng bộ, theo đúng năng lực của các em. Trong khi đó, cô Quách Hoàng Liên Hạ (giáo viên Trường Tiểu học Bình Trị 2, Q.Bình Tân) lại đặt ra yêu cầu về vấn đề “mẫu chung” của chương trình. Theo cô Hạ, cốt lõi của chương trình mới gần như là cuộc cách tân về giáo dục, trong đó giáo viên đóng vai trò then chốt. “Các buổi tập huấn đại trà có thể giáo viên nắm được phần xương sống chương trình nhưng để hình dung rõ  về cách thức triển khai một tiết học của chương trình mới thì có lẽ nên có thêm các tiết “mẫu”, tạo thêm một kênh tham khảo để hỗ trợ giáo viên định hình rõ ràng hơn”, cô Hạ đề xuất.

Nhìn nhận thẳng thắn về băn khoăn trên của giáo viên, một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (người trực tiếp tham gia tập huấn cho giáo viên về chương trình mới) khẳng định, trong dạy học quả là có phương pháp phân tích mẫu. Nhưng cần mẫu để cả nước làm theo y chang thì không cần người giáo viên nữa mà Bộ GD-ĐT chỉ cần viết phần mềm, hoặc quay phim sẵn bài giảng rồi gửi email cho… phụ huynh là xong. “Công việc của giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới không phải chỉ có dạy được một bài cụ thể, mà việc dạy thực ra bắt đầu từ lúc giáo viên viết ra mục tiêu, phẩm chất, năng lực, chọn ngữ liệu phù hợp, chọn phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh. Do vậy, sẽ không thể có chuyện chỉ cần một tiết dạy mẫu chiếu lên cho tất cả giáo viên trên cả nước cùng xem là chúng ta đã có thể tiếp cận một cách bài bản nhất đến “linh hồn” của chương trình và an tâm rằng truyền đạt, phát huy tốt nhất năng lực của học sinh”, vị giảng viên này phân tích.

“Điu băn khoăn nht hin nay là cn mt khung đánh giá chung đ có th đánh giá hc sinh  các đơn v riêng bit khác nhau mt cách đng b, theo đúng năng lc ca các em”, thy Nguyn Công Phúc Khánh (Phó Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Du, Q.1) nói.

Chưa hết, vị giảng viên này cho hay, mục tiêu của mỗi giai đoạn là khác nhau, mỗi đối tượng học sinh cũng sẽ khác nhau, và điều kiện thực tế của từng trường lại càng khác. Thậm chí, ngay cả hai ngôi trường cách nhau một con đường, dù có dạy chung một bộ sách giáo khoa thì hai kế hoạch dạy học của cùng một bài học cũng đã khác nhau do mục tiêu, phẩm chất năng lực, việc lựa chọn ngữ liệu của giáo viên khác nhau. “Giáo viên nói còn lơ mơ về chương trình mới là điều dễ hiểu, hiển nhiên. Bởi hiện tại chỉ mới có một module tập huấn của Bộ GD-ĐT được triển khai, khái quát về chương trình tổng thể và chương trình bộ môn. Module này coi có vẻ chung chung chứ thực chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ thay đổi tư duy về giáo dục phổ thông. Nhiều giáo viên nghĩ rằng đi học module này về là có “giáo án cấm” cho đồng nghiệp coi, có phương pháp mới cho đồng nghiệp xem. Thật ra không phải vậy. Module này chỉ làm công việc tổng quan, còn để dạy được chương trình mới thì còn biết bao nhiêu sự việc cần phải được đào tạo bài bản trong 8 module tiếp theo. Có thể kể đến vài chuyên đề sắp tới là: Phương pháp dạy học; phương pháp kiểm tra đánh giá; phát triển chương trình…”, vị giảng viên cho biết.

Vậy việc cần làm của giáo viên phổ thông hiện nay là gì để tiếp cận với chương trình mới? ThS. Phan Duy Khôi (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng giáo viên cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu chương trình tổng thể và chương trình bộ môn. Ai dạy toán thì đọc chương trình toán, ai dạy văn thì đọc chương trình văn…, đừng chờ đến khi gọi tập huấn mới “động đậy”, cũng đừng so sánh chương trình ngày xưa thế này, chương trình bây giờ thế kia… Trong khi đó, cô Trương Hồ Trâm Anh (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phùng Hưng, Q.11) nhận định, để làm chủ được chương trình mới, giáo viên không còn cách nào khác là phải chủ động thay đổi, chủ động tiếp cận cái mới. “Không phải đợi nước đến chân mới nhảy, sự chủ động ở đây là chủ động trong tư duy, cách tiếp cận học sinh, phương pháp truyền đạt kiến thức. Mỗi đối tượng học sinh sẽ cần đến sự tiếp cận của giáo viên ở những mức độ khác nhau, không theo khuôn mẫu nào. Chương trình mới không phải chỉ là sự hô hào, nghe nói mà người giáo viên cần phải xắn tay làm mới mình, làm mới kiến thức…”, cô Trâm Anh nhìn nhận.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Bình luận (0)