Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nước ngọt làm tăng nguy cơ bệnh tim, đái tháo đường, gút

Tạp Chí Giáo Dục

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan ở TP Boston vừa được công bố trên tạp chí của Liên đoàn Tim học Mỹ nêu nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và cơn đau tim cũng như đột quỵ tăng cao do thói quen dùng nước ngọt thường xuyên.
Khẩu phần 355 nước ngọt chứa 136 calo Ảnh: MNT
Khẩu phần 355 nước ngọt chứa 136 calo Ảnh: MNT

Nhóm nghiên cứu đã xem xét lại những khảo sát dịch tễ và phân tích quy mô lớn trước đây, nhận thấy khẩu phần từ 1 đến 2 suất nước ngọt hằng ngày làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 lên 26%, tăng nguy cơ bệnh tim và cơn đau tim lên 35%, tăng nguy cơ đột quỵ lên 16%. Các nhà khoa học giải thích rằng khác với đường glucose được thẩm thấu trực tiếp vào máu qua dạ dày – ruột và cung cấp nhiên liệu, đường fructose trong nước ngọt được chuyển hóa tại gan. Ở đó, đường có thể chuyển thành chất béo được gọi là triglyceride, tích tụ nhiều dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ và kháng insulin – yếu tố nguy cơ then chốt gây bệnh đái tháo đường và tim mạch. Fructose cũng có thể làm tăng lượng axít uric trong máu dẫn tới bệnh gút.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn lưu ý khẩu phần 355 ml nước ngọt có chứa khoảng 136 calo, đồng thời nhắc lại khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và ngành y tế Mỹ rằng việc dùng thêm đường trong thức ăn, nước uống không nên quá 10% lượng calo dung nạp vào cơ thể.

Trúc Lâm (NLĐ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)