Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số: Phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Phm Minh Chính khng đnh, quan đim xuyên sut ca Chính ph là ly ngưi dân, doanh nghip là trung tâm, ch th, mc tiêu và đng lc ca chuyn đi s (CĐS). CĐS phi đ ngưi dân, doanh nghip hưng li t dch v công, tin ích xã hi thun tin hơn, nhanh hơn, hiu qu hơn.


Th tưng Phm Minh Chính cho biết, cùng vi xu thế chuyn đi xanh, chuyn đi s là xu thế tt yếu, khách quan đang din ra rt mnh m, sâu rng. Ảnh: VGP

Theo đó, thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh CĐS quốc gia trong thời gian tới là phải tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả Chiến lược CĐS quốc gia; phát triển đồng bộ cả về thể chế, hạ tầng số, nền tảng số và nhân lực số; triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

Cùng với đó, nâng cao tỷ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến; tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao mức độ hài lòng của người dân; tập trung triển khai đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của CĐS quốc gia.

Cơ hi cho nhng nưc đi sau

Ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – cho biết, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ đạo CĐS với 3 trụ cột chính, gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và xem đây là phương thức mới thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. CĐS là sự thay đổi tổng thể và toàn diện, là bước phát triển tiếp theo của ứng dụng CNTT, tức đưa một phiên bản số của thế giới hiện thực lên không gian mạng để hoạt động hiệu quả hơn, với kết quả thực hơn.

“Đơn cử, khi thực hiện dịch vụ hành chính công, người dân có thể sử dụng mã định danh thay cho giấy tờ, tức là có thể nộp hồ sơ rút gọn. Thậm chí, ứng dụng công nghệ thông tin trước đây quan tâm đến số lượng dịch vụ công trực tuyến càng nhiều càng tốt thì CĐS quan tâm đến giảm số lượng dịch vụ công. Lúc này, một công dân mới chào đời sẽ được cung cấp mã định danh, đến tuổi đi học được Nhà nước tự động gọi đến trường thay vì phải làm đơn; hoặc đến 18 tuổi được tự động cấp căn cước công dân thay vì phải làm thủ tục xin cấp”, ông Cường ví dụ.

Ông Cường cho rằng, thực hiện CĐS, mọi công tác điều hành đều dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ. Ở đó sẽ không có địa giới hành chính, tức người dân ở bất kỳ nơi nào cũng có thể yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mặt khác, CĐS gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng nhiều với chi phí rẻ hơn. Theo đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, người dùng càng nhiều thì hiệu quả càng lớn vì dữ liệu sinh ra càng nhiều càng có giá trị. Như vậy, người dùng là người quyết định, không giống trước đây người phát minh nắm quyền quyết định.

Trong bối cảnh CĐS, các nước đi sau như Việt Nam sẽ có cơ hội đi nhanh hơn nếu biết nắm bắt cơ hội. Bằng chứng là những năm đầu đất nước mở cửa, ngành viễn thông đứng trước bài toán chuyển đổi và đã quyết định đi thẳng vào số hóa với việc bao phủ mạng điện thoại cho tất cả người dân. Kết quả chỉ trong vài năm, nước ta đi trước cả Mỹ về việc số hóa mạng lưới điện thoại. Sau đó, công nghệ di động tiếp tục được đưa vào và đã thành công khi điện thoại di động lẽ ra là một sản phẩm xa xỉ đã trở thành một công nghệ toàn dân – ai cũng có khả năng sở hữu. Khi internet bao phủ, người dân vừa có điện thoại di động, vừa dễ dàng kết nối internet với giá rất rẻ.

Theo ông Cường, thực hiện CĐS trước hết phải có sự thay đổi về thể chế. Thiếu yếu tố này thì việc đầu tư các công nghệ cho CĐS, xây dựng đô thị thông minh sẽ trở thành lãng phí. Đơn cử, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện phần mềm quản lý văn bản đòi hỏi mỗi xã/ phường phải đầu tư một phần mềm. Tuy nhiên, với quy mô hơn 300 xã/phường sẽ tạo ra sự lãng phí và không đồng bộ. Điều này cần có một nền tảng quản lý văn bản chung để tất cả các đơn vị dựa vào đó triển khai đồng bộ, nhanh và hiệu quả hơn.

Ngoài ra việc đảm bảo an ninh mạng là hết sức quan trọng trong CĐS. Không gian mạng là không gian sống và làm việc mới, giống như vùng trời, vùng biển phải xác lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đảm bảo an ninh mạng không chỉ bảo vệ doanh nghiệp, chính quyền mà còn phải bảo vệ người dân vì khi vấn đề thông tin cá nhân bị lọt, lộ sẽ rất nguy hiểm.

TP.HCM tăng 2 bc v chuyn đi s

Để cụ thể hóa chương trình CĐS quốc gia, TP.HCM đã xây dựng chương trình CĐS, tầm nhìn TP.HCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số. Nội dung cũng xoay quanh 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể, trong đó đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phải tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia; kinh tế số chiếm 25% tổng sản phẩm nội địa (GRDP). Đến năm 2030, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100% và giảm 40% thủ tục hành chính. Đồng thời, hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ cho phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; dữ liệu được chia sẻ rộng khắp.

Trong chương trình, TP.HCM cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm nâng cao nhận thức và năng lực CĐS; hoàn thiện thể chế chính sách, hợp tác thúc đẩy CĐS; phát triển nền tảng số, hạ tầng số; xây dựng chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Đặc biệt, triển khai xong các trụ cột của đề án đô thị thông minh.

Ông Cường cho rằng, thực hiện CĐS cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cơ quan. TP.HCM đã ban hành Chỉ thị 17-CT/TU về việc đẩy mạnh công tác CĐS và xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Theo ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP, TP.HCM là địa phương tiên phong trong việc triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh và ban hành Chương trình CĐS. Qua đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, CĐS đã có sự phát triển vượt bậc và có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống dịch cũng như ổn định, hỗ trợ cho đời sống người dân TP phục hồi sau đại dịch. Tháng 8-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá TP.HCM xếp hạng 3/63 tỉnh/thành về kết quả CĐS năm 2021, tăng 2 hạng so với năm 2020.

Phú Cát

Bình luận (0)