Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Rau củ an toàn: Đừng bắt người tiêu dùng mua theo… kinh nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Bt c ngưi dân nào cũng có quyn đưc tiêu th thc phm an toàn. Song tht đáng bun khi hin nay quyn này vn chưa đưc đm bo. Thc phm, trong đó có rau c sch/bn vn đang đưc bày bán cùng nhau khiến ngưi tiêu dùng rt khó phân bit. Đã đến lúc phi đ ngưi tiêu dùng đưc hưng cái quyn s dng thc phm an toàn…


Ngưi tiêu dùng chn mua rau ti h thng bán l hin đi vi mong mun mua đưc rau sch, an toàn. Ảnh: P.Cát

Rau, c Vit Nam ch có bao bì… trng

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) – chia sẻ, qua khảo sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho thấy, đối với hàng Trung Quốc nhập về đều có bao bì dán nhãn mác, thông tin sản phẩm, số điện thoại liên lạc nhưng đối với hàng Việt Nam chỉ có bao bì… trắng. Điều này gây khó khăn trong công tác kiểm soát, truy xuất nguồn gốc của các đơn vị chức năng, nhất là các chợ đầu mối có muốn truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng không làm được.

“Khoảng 90% nấm tươi tại chợ đầu mối là nhập khẩu từ Trung Quốc, với việc có đầy đủ nhãn mác, thông tin cho thấy họ cũng làm tốt khâu kiểm soát nguồn gốc”, bà Minh nói.

Ông Nguyễn Bình Phương – Phó Giám đốc bộ phận Kinh doanh tiếp thị, Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức – khẳng định, hàng hóa dán tem, nhãn mác, thông tin đầy đủ sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện kiểm soát, quản lý dễ hơn, người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc nhưng việc này chỉ thuận tiện đối với hàng trong siêu thị. Tại chợ nông sản Thủ Đức, hàng vào chợ phải đăng ký nguồn hàng, mã hàng, vùng hàng, cung cấp vào ô vựa nào, số lượng bao nhiêu… để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng Việt Nam chỉ đăng ký tên hàng, nguồn gốc xuất xứ, tên người nhập hàng chứ trên bao bì không có thông tin cụ thể, điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng, nhất là người mới đến chợ lần đầu. Nếu không phải người mua hàng ngày thì rất khó nhận biết nguồn hàng đến từ vùng nào.

Cũng theo ông Phương, hiện nay trung bình mỗi ngày chợ nông sản Thủ Đức cung cấp ra thị trường 2.300 tấn rau củ, trái cây, trong đó có khoảng 1.300 tấn rau củ. Với lượng rau củ lớn như vậy thì quy trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc là một vấn đề lớn đối với công ty quản lý chợ. Do đó, Ban quản lý chợ sẽ phối hợp với Đội 2 – Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm. Với các sản phẩm có nghi ngờ về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng hóa chất ngâm, tẩm thì sẽ lấy mẫu nhiều hơn. Song, do Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP chủ yếu dùng xét nghiệm sâu, từ 3-5 ngày mới có kết quả nên khi có kết quả xét nghiệm thì rau đã đến tay người tiêu dùng. Đây thực sự là một nghịch lý cần xem xét lại…

“Tại chợ nông sản Thủ Đức, 99% tiểu thương chủ động trao đổi hàng hóa với nhau. Chợ chỉ là nơi trung chuyển, cứ 9 giờ sáng mỗi ngày rau củ về chợ thì khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau là rau củ đã được chuyển đến các nơi khác”, ông Phương nói.

“An toàn, sch” phi là yêu cu bt buc

Để có được thực phẩm an toàn, trong đó có rau củ, nhiều ý kiến cho rằng cần đề cao trách nhiệm, vai trò của các bên liên quan từ quản lý Nhà nước, đơn vị vận chuyển, phân phối đến thương mại thực phẩm; đồng thời cũng phải kiểm soát ngay từ vùng nguyên liệu.

Đơn cử, hệ thống phân phối hàng hóa SaiGon Co.op quy định trước khi rau củ nhập vào hệ thống phải được tập kết tại kho ở Bình Dương để lấy mẫu xét nghiệm phục vụ cho quản lý, kiểm soát. Ngoài yêu cầu nhà cung cấp cam kết về mặt pháp lý, đơn vị này cũng tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm ngay tại vùng canh tác.


Ngưi tiêu dùng chn mua rau ti Co.opmart. Ảnh: H.Triều

Bà Võ Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Phòng Quản lý chất lượng hệ thống siêu thị Co.opmart Việt Nam – cho biết, đơn vị phải quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm trước tình trạng rau sạch, rau bẩn đang lẫn lộn vào siêu thị. Không phải đợi đến khi xảy ra vấn đề mới kiểm tra, kiểm soát mà việc này phải làm thường xuyên.

Ông Lý Hoàng Hải – Giám đốc Công ty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng – nhấn mạnh, chúng ta không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng. Việc xét nghiệm nhanh sản phẩm cuối cùng chỉ phát hiện ra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở hàm lượng cao, còn dư lượng thấp phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm với thời gian lên đến vài ngày. Chưa kể, giá xét nghiệm rất đắt – hàng trăm ngàn đồng/mẫu – trong khi một bó rau bán ra chỉ hơn 10 ngàn đồng.

“Thuốc bảo vệ thực vật nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng thì không có hại nhưng phải được kiểm soát ngay từ trong quá trình trồng trọt, chăm sóc trên đồng ruộng”, ông Hải nói.

Mặt khác, để kiểm soát từ vùng nguyên liệu được chặt chẽ hơn đòi hỏi Nhà nước cũng phải xem lại những quy định pháp luật về rau sạch, rau an toàn. Vì trên thực tế lỗ hổng lớn nhất hiện nay là pháp luật chưa bắt buộc rau củ phải có nhãn mác, phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Số lượng thực phẩm rau củ an toàn rất nhỏ bé, bên cạnh một núi rau củ không an toàn.

Ông Trần Nguyên Trí – Giám đốc Công ty nông sản bền vững Xuân Lộc – cho rằng: “Người tiêu dùng không thể đem một bó rau đi xét nghiệm. Còn nhà phân phối, bán lẻ cần sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng, giá cả hợp lý. Do vậy, “an toàn, sạch” phải là yêu cầu bắt buộc của rau củ chứ không phải là tiêu chí đem đi quảng cáo”.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân làm thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ.

“Doanh nghiệp, hộ nông dân muốn chuyển đổi từ canh tác, trồng trọt có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sang không có thuốc đòi hỏi cả một quá trình dài. Vì vậy cần được hỗ trợ vốn vay, kể cả thương mại để thực hiện. Thế giới đi theo hướng nông nghiệp xanh, giảm bớt hóa chất, do đó Việt Nam cũng nên theo hướng này, khi đó người tiêu dùng mới có thể mua được thực phẩm an toàn”, bà Minh nói.

Phú Cát

Bình luận (0)