Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tìm lời giải cho tuyển sinh đầu cấp

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023, áp lc tuyn sinh các lp đu cp vn đang là bài toán ln đi vi nhiu qun, huyn ti TP.HCM khi sĩ s hc sinh ngày mt tăng, cơ s vt cht chưa đ đáp ng đc bit là trưc nhng đòi hi ca Chương trình GDPT 2018.


TP.HCM v
n áp lc v tuyn sinh đu cp năm hc 2022-2023

Hc sinh ngày mt tăng, trưng lp chưa đáp ng kp

Theo tính toán, mỗi năm TP.HCM tăng khoảng 40.000-50.000 học sinh các lớp đầu cấp. Số học sinh tăng chủ yếu ở TP.Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn… do đây là các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao kéo theo đó là sĩ số học sinh đầu cấp cũng gia tăng. Chính điều này đã đặt thêm áp lực cho TP.HCM trong công tác tuyển sinh ở các lớp đầu cấp, đặc biệt khi Chương trình GDPT 2018 đang triển khai rộng rãi ở nhiều cấp học.

Tại Q.8, năm học 2022-2023 toàn quận dự tính có khoảng 13.383 học sinh đầu cấp ở các khối lớp mầm non, lớp 1 và lớp 6. Trong đó, mầm non là 4.019 trẻ, vào lớp 1 là 4.740 trẻ và lớp 6 là 4.624 em. Ông Dương Văn Dân – Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 thông tin, con số này so với mọi năm có tăng, chủ yếu ở lớp 1 và lớp 6.

“Sĩ số học sinh ra lớp trên địa bàn quận mỗi năm mỗi tăng, đặt nặng thêm áp lực cho địa phương khi vừa phải đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh, vừa phải đảm bảo nâng cao tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, đặc biệt là đảm bảo 100% học sinh học Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày”, ông Dân chia sẻ.

Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 nhận định, áp lực tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn quận không chỉ đến từ trẻ sinh sống tại địa phương mà còn đến từ các vùng giáp ranh như Q.Bình Tân, huyện Bình Chánh, nhất là trẻ không có hộ khẩu trên địa bàn quận đông trong khi tiến độ trường lớp chưa đáp ứng được.

“Trong năm học mới 2022-2023, giai đoạn đầu năm học toàn quận chỉ xây dựng 1 trường mới trên nền cũ, tăng từ 12 phòng học ban đầu lên 18 phòng học, tức là đưa vào sử dụng thêm được 6 phòng học. Dự kiến trong giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng thêm việc xây dựng trường lớp song song với đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để phần nào giảm tải bớt áp lực tuyển sinh đầu cấp. Hiện nay quận vẫn đảm bảo 100% học sinh học Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày theo hình thức cuốn chiếu song tỷ lệ này ở các khối lớp khác sẽ phải kéo giảm xuống…”, ông Dương Văn Dân nói.

TP.Thủ Đức là một trong những địa bàn nóng về tuyển sinh đầu cấp hàng năm khi chịu sức ép từ 3 địa bàn cũ là Q.Thủ Đức, Q.2 và Q.9. Năm học 2022-2023, theo tính toán số học sinh lớp 1 ra lớp trên địa bàn khoảng 16.500 em, con số này ở lớp 6 là 16.000 em.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên – Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, thông tin, tại TP.Thủ Đức dù áp lực tuyển sinh các lớp đầu cấp hàng năm luôn cao song tỉ lệ học 2 buổi/ngày ở khu vực 1, 2 (quận 2 và 9 cũ) luôn ổn, có thể đáp ứng 100% học sinh học Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, khu vực 3 là Q.Thủ Đức cũ, một số phường giáp ranh với Bình Dương, Đồng Nai nên tỷ lệ sẽ giảm, chỉ có thể đáp ứng được khoảng 65%-70% học sinh học 2 buổi/ngày.

“Thực tế, các dự án xây trường học tại TP.Thủ Đức luôn có nhưng khi triển khai thì còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đối với các trường chịu nhiều áp lực về sĩ số học sinh đầu cấp mà cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thì phòng GD-ĐT yêu cầu các trường tận dụng các phòng chức năng để giảng dạy tùy theo bộ môn. Đồng thời xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp trong đó ưu tiên các khối lớp 1, 2, 3 – thực hiện Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày. Điều này sẽ giảm quá tải việc thiếu phòng học” – ông Nguyên cho hay.

N lc tìm li gii

Không chỉ tận dụng các phòng chức năng làm phòng học, việc giải bài toán quá tải về sĩ số học sinh đầu cấp cũng được các địa phương triển khai theo nhiều hình thức, đảm bảo chỗ học cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học.

Đơn cử như Q.Tân Phú, ông Phan Sĩ Đạt – Trưởng phòng GD-ĐT quận cho biết năm học 2022-2023 số trẻ vào lớp 1 trên toàn quận khoảng 6.800 trẻ, tương đương năm ngoái. Tuy nhiên, ở bậc THCS có khoảng 6.900 học sinh vào lớp 6, cao hơn năm ngoái.

Ông Đạt nhận định, áp lực về trường lớp trên địa bàn quận tập trung chủ yếu ở khối tiểu học. Do bậc học này trường, lớp còn hạn chế, trong khi phải ưu tiên cho học sinh các lớp 1, 2, 3 học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 nên đã đẩy tỷ lệ học 2 buổi/ngày ở các khối khác giảm xuống.


Các đ
a phương n lc tìm li gii v tuyn sinh đu cp

Theo kế hoch tuyn sinh đu cp ca UBND TP.HCM, TP.HCM s thc hin tuyn sinh các lp đu cp trong năm hc 2022-2023 t 1-7-2022. Kết qu bc mm non s đưc công b vào 20-7, lp 1 và lp 6 là ngày 1-8.

UBND TP yêu cu các qun, huyn và TP.Th Đc ch đng xây dng kế hoch huy đng tr ra lp và tuyn sinh vào các lp đu cp theo phân cp. Ban Ch đo tuyn sinh TP.Th Đc và các qun, huyn chu trách nhim phân tuyến đ t chc tuyn sinh nhm đm bo 100% tr trong đ tui, cư trú trên đa bàn (không k h khu) phi đưc đến trưng. Kế hoch tuyn sinh ca đa phương phi phù hp vi kế hoch tuyn sinh ca TP, có kế hoch gii quyết các khó khăn khi trin khai thc hin Chương trình GDPT 2018 theo l trình.

“Trong năm học mới, Q.Tân Phú không có trường nào được xây mới, chỉ sửa chữa thêm 1-2 trường, tăng thêm một số ít phòng. Tuy nhiên, vì là địa bàn luôn chịu sức nóng tuyển sinh đầu cấp nên từ một vài năm nay quận đã triển khai song song dạy trực tiếp và trực tuyến ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận, phổ biến phương pháp dạy trực tuyến cho các nhà trường, giáo viên, từ đó vừa hạn chế quá tải về trường lớp, vừa giúp học sinh tiếp cận được kiến thức…”, ông Phan Sĩ Đạt chia sẻ.

Trong khi đó, ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân cho hay, với những áp lực tuyển sinh các khối lớp đầu cấp trên địa bàn, Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng thời khóa biểu giảng dạy tùy theo đặc thù về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng như sĩ số học sinh của trường. Hiện nay, tính trên toàn quận ở các khối lớp học Chương trình GDPT 2018 chỉ có khoảng 70% học 2 buổi/ ngày, còn lại là 6, 7 buổi/tuần.

“Các nhà trường luôn ưu tiên dạy 2 buổi/ngày cho học sinh đầu cấp, học sinh học Chương trình GDPT 2018 để đáp ứng các yêu cầu giảng dạy của chương trình. Dù vậy, khó khăn hiện nay là sĩ số học sinh đầu cấp cao nên sĩ số học sinh/lớp ở nhiều trường, nhiều khối lớp vẫn còn vượt chuẩn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học…”, ông Ngô Văn Tuyên thông tin.

Yên Đ

Bình luận (0)