Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Báu vật nhà cổ Huỳnh Phủ

Tạp Chí Giáo Dục

Đi qua nhng biến c thăng trm ca mt thế k, ngôi nhà c Hunh Ph vn đng sng sng đ gi mãi nét c kính, trang nghiêm ca mt kiến trúc c xưa còn sót li trong dòng chy lch s văn hóa dân tc.

Mt góc ca nhà c Hunh Ph

Được xây cất trên một diện tích rộng, mái ngói âm dương, cột gỗ mái hiên chạm khắc cầu kỳ với các bức hoành, bài vị trổ hoa văn công phu, nhà cổ Huỳnh Phủ đã trở thành báu vật của nền kiến trúc cuối thế kỷ XIX và điểm du lịch hấp dẫn hôm nay của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Đón khách tham quan trước khi vào nhà cổ là một tấm biển dựng bên đường ghi dòng chữ lớn: “Nhà cổ Huỳnh Phủ (tức ông Hương Liêm) và khu mộ – Di tích kiến trúc quốc gia”. Phía dưới là những thông tin cần thiết về thời gian xây dựng, thời điểm Bộ Văn  hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Nhìn từ bên ngoài đếm theo hàng cột, ngôi nhà có 9 gian liền nhau và cất trên nền gạch cao gần 1 mét họa tiết bằng đá xanh nên trông rất oai phong và bề thế. Đây là kiểu nhà quen thuộc được xây ở vùng nông thôn trước đây để khẳng định đẳng cấp giàu có của chủ nhân. Mang dáng dấp nhà rường Huế, ngôi nhà sở hữu 80 cây cột gỗ làm từ lim, táu và xi măng tạo nên thế vững chãi cho một kiến trúc đồ sộ. Khi bước lên bậc tam cấp chính giữa ngôi nhà, khách như bị thôi miên bởi nội thất bên trong ngôi nhà trăm tuổi.

Hầu hết các khánh thờ đều chạm trổ tứ quý: long, lân, quy, phượng vừa thể hiện sự quý phái vừa làm nổi bật màu sắc trang nghiêm, cổ kính. Đó cũng là “dung nhan” sang trọng của bộ bàn ghế cổ khảm xà cừ pha trộn đá quý với các chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo. Nhìn dung mạo các hiện vật dù không được chứng kiến tận mắt nhưng cũng có thể hình dung được bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân. Tất cả các họa tiết chạm trổ đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật hội họa và điêu khắc. Họ không chỉ là người thợ mà còn là một nghệ sĩ thực thụ.

Theo lời kể của người cháu đời thứ 6 của chủ nhà thì từ một người con ở vùng đất nghèo khó miền Trung, ông Hương Liêm đã “hành phương Nam” để sinh cơ lập nghiệp. Với đức tính cần cù và thông minh, từ 2 bàn tay trắng ông đã vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng nhất vùng cù lao Minh và đất Bến Tre cuối thế kỷ 19. Đối với ông Hương Liêm, xây nhà không chỉ vì mục đích có chốn ở mà ông coi đó là một công trình nghệ thuật có giá trị bền vững với thời gian. Ông muốn để lại cho con cháu một gia tài không phải tính bằng lúa gạo, châu báu, ruộng vườn mà được tính bằng giá trị vĩnh cửu của thời gian. Làm được điều đó, ông đã trở thành người nghệ sĩ chân chính biết trân trọng vẻ đẹp của hội họa, kiến trúc đem lại bài học cho hậu thế về giá trị thẩm mỹ của cuộc sống. Ngôi nhà cổ xứng đáng với di tích kiến trúc có nhiều chất liệu mỹ thuật quý giá để lại một dấu son vàng một giai đoạn trong lịch sử trang trí mỹ thuật Việt Nam tại vùng đất Nam bộ.

Với diện tích 500 mét vuông, ngôi nhà đã làm cho du khách không chịu dừng chân một chỗ mà phải dạo chơi một vài vòng cho hết. Đi đến đâu, bí mật của ngôi nhà cổ được mở ra đến đó làm cho mọi người càng thêm say đắm, xuýt xoa. Không có chiếc đồng hồ quay ngược với thời gian nhưng ai cũng cảm thấy như mình đang được sống ở một thời đại trước đây một thế kỷ với bàn tay khéo léo của những người thợ, với óc thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà tạo nên.

Bài, ảnh: Hương Thy

 

 

Bình luận (0)