Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Việc làm thời hậu Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Áp lc vic làm tr nên đáng k hơn đi vi nhng sinh viên tt nghip đúng thi đim dch Covid-19 bùng phát, khi mà nhiu doanh nghip vì dch bnh đã ngng hot đng hoc ct gim nhân s. Đó là chưa k, yêu cu tuyn dng còn gay gt vi đòi hi kinh nghim thc tin, k năng chuyên môn cao.


Sinh viên Trưng ĐH Quc tế Hng Bàng gp g trc tiếp đi din doanh nghip đ tìm kiếm cơ hi vic làm ti ngày hi vic làm do trưng t chc năm trưc

Làm thế nào để không bị thất nghiệp trong tình trạng khan hiếm việc làm là câu hỏi được nhiều sinh viên đặt ra tại tọa đàm “Thị trường lao động và xu thế việc làm bối cảnh hậu Covid 19” do Trường ĐH Hoa sen phối hợp với Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cùng một số đơn vị tổ chức mới đây, trong khuôn khổ ngày hội việc làm trực tuyến năm 2022.

Th trưng lao đng đang phc hi

Trước mối bận tâm của các sinh viên, ông Phan Kỳ Quan Triết (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) đã khái quát bức tranh về thị trường lao động hậu dịch Covid-19 của TP.HCM. Theo đó, thị trường lao động TP.HCM hiện có hơn 4,9 triệu lao động. Trong đó lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp khoảng 3,3 triệu, số còn lại làm trong những tổ chức khác. Cũng trong số đó, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm gần 80%. Ông Triết cho biết TP.HCM có 470.000 doanh nghiệp, đông nhất nước. Riêng năm 2021, TP.HCM có hơn 32.000 doanh nghiệp được thành lập mới, nhưng cũng có 31.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Với sự phục hồi tích cực của các doanh nghiệp và sự năng động của TP.HCM thì những ứng viên là sinh viên sắp ra trường vẫn sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Theo ông Triết, dưới tác động của dịch Covid-19, cả doanh nghiệp và người lao động đều chịu ảnh hưởng. Nhưng thật mừng vì sinh viên tốt nghiệp từ những trường ĐH có yếu tố quốc tế, nền tảng ngoại ngữ tốt và kỹ năng nghề nghiệp vững thì việc dịch chuyển nghề nghiệp sang những lĩnh vực khác nhau không phải là cản ngại đối với các em, ngay cả với những sinh viên lần đầu bước chân vào thị trường lao động. “Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, các ngành kinh tế dịch vụ như thương mại, vận tải, tài chính, sức khỏe… có xu thế tuyển dụng cao. Tuy vậy, những ngành như lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng đang trên đà phục hồi tích cực. Khảo sát từng địa phương, quận/huyện và TP.Thủ Đức vừa rồi cho thấy có sự phục hồi tích cực ở lĩnh vực ngành lưu trú và dịch vụ ăn uống. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu tuyển dụng rất cao; trong tổng 45.000 chỗ làm việc có nhu cầu tuyển người sau Tết Nguyên đán, lĩnh vực này đã chiếm trên 35%”, ông Triết chia sẻ. Cũng theo ông Triết, quý I-2022, TP.HCM có nhu cầu tuyển lao động cho khoảng 78.000-87.000 chỗ làm việc. Đặc biệt, một số ngành nghề “đóng băng” do dịch Covid-19 cũng có xu hướng tuyển dụng.

Từ phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Hoài Linh (Giám đốc nhân sự Công ty CP Navigos Group Việt Nam) cho hay, qua khảo sát của công ty năm 2021, sau dịch Covid-19, phân nửa doanh nghiệp (được khảo sát) chỉ chịu ảnh hưởng ít hoặc vẫn đang tăng trưởng. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm lương, cắt giảm nhân lực. Nhưng cũng có một dấu hiệu tích cực là hầu hết doanh nghiệp đã mở lại trong quý IV-2021 và đã tuyển dụng lao động trở lại. Các em sinh viên không nên lo lắng quá vì thực tế, thị trường lao động luôn có nhu cầu việc làm. Và trong điều kiện đó, vẫn có những người không tìm được việc làm do thiếu sự đáp ứng. Cho nên, nếu sinh viên có kỹ năng và trình độ thì bất cứ hoàn cảnh nào vẫn được doanh nghiệp săn đón tuyển dụng.

Chun b tt tâm thế

“Sau dịch Covid-19, chúng ta không thể biết trong tương lai còn gặp những điều khó khăn gì nữa, vì khó khăn luôn diễn ra bất ngờ. Chính vì vậy, điều quan trọng là người lao động cần chuẩn bị tốt tâm thế để thích ứng”, bà Phạm Thị Hoài Linh nhấn mạnh. Đối với sinh viên, bà Linh khuyên các em cần có tâm thế luôn học hỏi. Bởi trước dịch Covid-19, câu chuyện làm việc trực tuyến hầu như rất xa lạ. Nhưng dịch Covid-19 diễn ra đã làm thay đổi mọi thứ, tương tác giữa con người với nhau trong công việc cũng thay đổi và mọi người phải học lại từ đầu. Đó là lý do sinh viên bước chân vào thị trường lao động cần có tinh thần học hỏi lớn. Và trong điều kiện công nghệ thay đổi như hiện nay, doanh nghiệp luôn rất cần những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi. Phía các doanh nghiệp khi tuyển dụng còn chú trọng đến tâm thế của ứng viên như thế nào nếu có biến cố xảy ra trong tương lai; có sẵn sàng trải nghiệm, gắn kết, đi cùng doanh nghiệp hay không. Những ứng viên có tâm lý nhảy việc thậm chí mỗi năm nhảy việc một lần sẽ không được đánh giá cao, thay vào đó, doanh nghiệp cần ứng viên có đủ kiên trì, sự trải nghiệm, gắn kết cùng doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn, sóng gió.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Chủ tịch Tập đoàn IMG) cho hay, phía tập đoàn luôn tìm kiếm ứng viên là sinh viên có sự nhiệt tình, ham học hỏi. Mặc dù khi tuyển dụng, những ứng viên dày dạn kinh nghiệm luôn được đánh giá cao, phù hợp cho những vị trí cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, mặt hạn chế là đôi khi “cái tôi” của những ứng viên này quá lớn, ít chịu thay đổi để thích nghi với văn hóa của mỗi công ty. Trong khi xu hướng thời đại hiện nay, công nghệ thay đổi rất nhanh, những nhân sự giậm chân tại chỗ sẽ không còn phù hợp.

TS. Phan Công Chính (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT) bổ sung thêm, nếu ứng viên là người mới hoặc sinh viên mới ra trường và có những tố chất mà những người dày kinh nghiệm không có, vẫn có khả năng tiến nhanh lẫn tiến xa hơn. Vấn đề là các em cần thể hiện cho doanh nghiệp thấy được tố chất riêng đó.

Thc Trân

Bình luận (0)