Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Mặt trái của 5G

Tạp Chí Giáo Dục

Các đối tượng xấu có thể dùng 5G để phát tán mã độc, tin giả và Deepfake hoặc lợi dụng lỗ hổng để làm chuyện phi pháp.

Bảo mật: Sức mạnh của 5G không chỉ nằm trên những chiếc smartphone. Thế hệ mạng mới với độ trễ thấp, tốc độ truyền nhanh sẽ mở ra thời kỳ mới của IoT. Hàng triệu thiết bị thông minh có thể kết hợp với nhau để vận hành nhà thông minh, các khu công nghiệp và thậm chí là các thành phố thông minh. Nhưng đây cũng là mối lo ngại hàng đầu của các chuyên gia bảo mật. Chỉ cần lỗ hổng từ một thiết bị nhỏ, tin tặc có thể tấn công vào cả hệ thống để đánh cắp dữ liệu, chiếm quyền điều hành hoặc chờ ngày đánh sập tất cả.

Sức khỏe: Những tác động của sóng 5G lên sức khỏe con người vẫn là đề tài gây tranh cãi. Mặc dù FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ) nhiều lần khẳng định mạng 5G không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn lo ngại rằng tần số vô tuyến càng cao thì tác động của nó lên sức khỏe con người sẽ càng lớn. Cụ thể những dải tần vô tuyến (RF) của 5G sẽ cao hơn nhiều so với 4G, từ 3 đến 30 GHz, thậm chí 300 GHz.

Tin giả và Deepfake: Sự trỗi dậy của bóng ma Deepfake đang khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Trong kỷ nguyên 5G, Deepfake có thể sẽ bùng nổ theo những cách thức hoàn toàn mới. Không đơn giản là những video ghép mặt. Tốc độ truyền cực nhanh với độ trễ thấp có thể thay đổi khuôn mặt, giọng nói trong những video trực tuyến. Viễn cảnh này có thể đưa ngành tin tức đến cuộc khủng hoảng mới.

Nhã Khương

 

Bình luận (0)