Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không “máy móc” đánh giá học sinh bằng nhận xét

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sa đi, b sung mt s điu ca Quy chế đánh giá, xếp loi hc sinh THCS và THPT, quy đnh giáo viên b môn phi thc hin đánh giá hc sinh. Vic nhn xét đánh giá này đưc giáo viên thc hin xuyên sut năm hc trong s theo dõi đánh giá hc sinh ca giáo viên.


Vi
c đánh giá hc sinh trong mi b môn cn đưc giáo viên thc hin trong sut quá trình ging dy (nh minh ha)

Điểm mới này cho phép giáo viên ghi nhận sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong môn học, khuyến khích học sinh tiến bộ. Tuy nhiên, nếu hiểu không đúng, không đủ những điểm mới của thông tư sẽ vô tình làm giáo viên có thêm việc.

Đánh giá bng nhn xét như thế nào?

Từ năm học 2020-2021, với Thông tư 26, việc đánh giá học sinh không chỉ thể hiện qua điểm số mà còn được kết hợp bằng nhận xét. Quá trình nhận xét học sinh sẽ được giáo viên thực hiện xuyên suốt trong năm học, thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Song, nhận xét học sinh như thế nào để vừa thể hiện, ghi nhận được quá trình phấn đấu, rèn luyện, sự tiến bộ của học sinh, vừa không làm giáo viên cảm thấy ôm đồm, thêm việc thì không phải giáo viên nào cũng hiểu đúng và làm đúng. Cuối năm học, song song với hoàn tất kết thúc chương trình năm học, việc ghi học bạ cho học sinh cũng được thực hiện ở các trường học. Đây cũng là thời điểm giáo viên sẽ ghi nhận xét học sinh, đánh giá cả quá trình học tập, phấn đấu và rèn luyện của các em trong cả năm học. “Với giáo viên chủ nhiệm, việc đánh giá học sinh đòi hỏi sự bao quát hơn, không chỉ ở riêng môn học giáo viên phụ trách mà còn ở tất cả các bộ môn trong chương trình giáo dục học sinh. Cạnh đó còn là ghi nhận năng lực, phẩm chất của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện tại trường. Trong giáo dục hướng tới sự tiến bộ của người học, việc đánh giá bằng nhận xét còn đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhìn ra được mặt tích cực của học sinh để khuyến khích, biểu dương”, cô M.T (hiệu trưởng một trường THCS tại TP.Thủ Đức) chia sẻ.

Riêng với giáo viên bộ môn, theo cô M.T, quá trình đánh giá học sinh sẽ được thực hiện dưới góc độ bộ môn, song song với việc cho điểm số là đánh giá bằng nhận xét ngay trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. “Thông tư 26 giúp mỗi giáo viên có thể nhìn ra sự tiến bộ của học sinh, từ đó khuyến khích các em nỗ lực hơn nữa. Ngay cả với học sinh được coi là cá biệt, ở một mặt nào đó, một môn học hoặc một hoạt động giáo dục nào đó vẫn có những mặt ưu điểm, tố chất riêng mà nếu giáo viên kịp thời ghi nhận sẽ là động lực để các em rèn luyện, phát triển. Nếu nhìn nhận theo hướng này, giáo viên sẽ không thấy quá trình nhận xét là áp lực”, cô M.T nói.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THCS ở Q.3 cho rằng điểm mới trong Thông tư 26 là yêu cầu giáo viên bộ môn phải thực hiện đánh giá học sinh kết hợp giữa nhận xét và điểm số, song chỉ trên góc độ môn học. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên vẫn đang phụ thuộc giữa nhận xét học sinh thông qua chính điểm số, nhầm lẫn giữa đánh giá học sinh trong môn học và đánh giá bao quát. “Việc nhận xét học sinh đối với giáo viên bộ môn chỉ là nhận xét kết quả xếp loại trong môn học của học sinh chứ không phải nhận xét về phẩm chất, năng lực của các em ở các khía cạnh khác. Nếu nhà trường, giáo viên hiểu và thực hiện đúng như thế sẽ rất đơn giản, còn nếu hiểu sai thì rõ ràng cảm thấy… thêm việc”, vị hiệu trưởng trên cho biết. Cũng theo vị hiệu trưởng này, để nhận xét kết quả xếp loại môn học của học sinh thì giáo viên phải nhìn cả quá trình phấn đấu của các em chứ không chỉ dừng lại ở việc nhìn vào điểm số.

Đánh giá hc sinh theo nhóm năng lc

“Thông tư 26 ch yêu cu giáo viên b môn đánh giá năng lc hc sinh trong b môn ch không phi là đánh giá năng lc tng th ca hc sinh. Vic đánh giá năng lc tng th là công vic ca giáo viên ch nhim”, ông H Tn Minh (Phó Trưng phòng Giáo dc Trung hc, S GD-ĐT TP.HCM) cho biết.

Theo ông Hồ Tấn Minh (Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM), nhiều trường học và giáo viên hiện hiểu chưa đúng về Thông tư 26 nên dẫn đến việc thực hiện đánh giá, nhận xét học sinh một cách rập khuôn, máy móc. “Thông tư 26 chỉ yêu cầu giáo viên bộ môn đánh giá năng lực học sinh trong bộ môn chứ không phải là đánh giá năng lực tổng thể của học sinh. Việc đánh giá năng lực tổng thể là công việc của giáo viên chủ nhiệm. Từ quá trình tổng hợp, trong sổ học bạ bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải nhận xét là học sinh này có năng lực gì, nổi trội gì, còn hạn chế điều gì về hành vi, thái độ. Còn giáo viên bộ môn thì chỉ nhìn nhận ở góc độ bộ môn đó học sinh có năng lực như thế nào, là giỏi, khá hay còn yếu. Ví dụ, giáo viên đang dạy bộ môn sinh không thể nào đi nhận xét là học sinh đó có năng lực hiểu biết xã hội”, ông Minh phân tích.

Đặc biệt, ông Minh nhấn mạnh, giáo viên bộ môn bắt buộc phải nhận xét được năng lực của học sinh trong bộ môn mình phụ trách giảng dạy thì mới có thể kiểm tra được học sinh. Qua mỗi bài kiểm tra, giáo viên phải đánh giá được năng lực của học sinh thì mới có thể tổ chức các bài kiểm tra tiếp theo, sao cho phù hợp nhất với năng lực của người học. Giáo viên không rõ thì mới áp lực, chứ nếu rõ rồi thì điều này là hoàn toàn bình thường… “Việc nhận xét học sinh đã được giáo viên bộ môn thực hiện trong cả quá trình giảng dạy suốt năm học chứ không phải chỉ được thực hiện vào cuối năm học. Phần nhận xét quá trình học của học sinh, giáo viên ghi vào sổ của giáo viên và nộp lại để phục vụ đánh giá năng lực bộ môn của học sinh. Mỗi bộ môn ngoài năng lực chung còn có năng lực đặc thù, vì vậy phần nhận xét không yêu cầu giáo viên ghi dài dòng mà chỉ dừng ở việc đánh giá học sinh có đạt được năng lực yêu cầu của bộ môn hay không. Đối với giáo viên bộ môn dạy nhiều lớp, nhiều học sinh, thầy cô nên phân nhóm năng lực học sinh để nhận xét”, ông Minh chỉ rõ.

Bộ GD-ĐT mới đây cũng khẳng định, Thông tư 26 không quy định giáo viên bộ môn ghi trực tiếp nội dung nhận xét vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), học bạ học sinh mà chỉ ghi điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số) và kết quả xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), học bạ. Việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học, hoạt động giáo dục theo quy định được giáo viên bộ môn thực hiện trong quá trình dạy học và ghi vào sổ theo dõi đánh giá học sinh (sổ cá nhân của giáo viên).

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)