Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đừng vội kết luận khi chỉ mới bắt đầu

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông 2018 đưc thc hin lp 1 mi bưc vào tun th 4 đã nhn đưc nhiu ý kiến cho rng khó, nng. Tôi nh khi chương trình, sách giáo khoa năm 2000 đưc thc hin cũng có ý kiến cho rng khó dy, khó hc.


Theo tác gi, ph huynh hc sinh lp 1 cn bình tâm đ tìm hiu, xem xét mi vic nhm gim đi s căng thng. Trong nh: Mt tiết hc ca hc sinh lp 1. Ảnh Y.Hoa

“Điệp khúc” khó, nặng giờ lại được lặp lại. Thế nhưng, trước đây, thông tin truyền thông chưa tiện lợi, nhanh chóng như hiện nay. Những ý kiến ấy cũng chỉ đăng trên nhật báo, chỉ có ai có xem nhật báo thì mới biết. Giờ đây, chỉ cần một ý kiến đưa lên báo chí, mạng xã hội… thì không biết bao nhiêu người dù không có con em học lớp 1 hay có người thân quen làm giáo viên cũng ùa vào để ca thán, than thở theo. Chính điều đó làm tăng thêm sự lo lắng, bất an của các bậc cha mẹ có con học lớp 1 ở năm học này.

Việc phụ huynh lớp 1 của năm học đầu tiên học chương trình mới theo dõi con em học tập rồi lo lắng, băn khoăn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, phụ huynh cần bình tâm để tìm hiểu, xem xét mọi việc để giảm đi sự căng thẳng. Dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học. Nghỉ học phòng chống dịch rất lâu, sau đó lại học trực tuyến với hiệu quả không cao lắm, trong năm học 2020-2021 này, tất cả giáo viên dạy từ lớp 2 đến lớp 12 đều có chung một nhận định là học sinh hụt hẫng kiến thức cấp lớp dưới khá nhiều. 4 tuần vừa qua, thầy cô giáo từ lớp 2 đến lớp 12 đều hết sức nhọc nhằn vì vừa dạy chương trình lớp mới vừa phải ôn tập lại kiến thức của lớp cũ để các em mới có thể học tốt được. Học sinh vào lớp 1 năm học này cũng thế. Theo chương trình của Bộ GD-ĐT, ở bậc học mầm non, trẻ được làm quen với chữ cái và phép toán trong phạm vi 10. Theo đó, trẻ được học chữ cái thông qua các hoạt động như: tập đồ, sao chép, nhận diện chữ cái… Đối với môn toán, các em sẽ được làm quen với các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 qua dạng câu hỏi thêm, bớt. Những kiến thức ở bậc mầm non này là nền tảng để các em tiếp tục học chương trình lớp 1. Thế nhưng, như học sinh từ lớp 2 đến lớp 12, các em lớp 1 năm nay cũng không được học vững chắc kiến thức này ở mầm non vì nghỉ phòng dịch bệnh, thời gian trở lại trường quá ngắn. Thậm chí có phụ huynh còn cho các em nghỉ học mầm non luôn trong thời gian vừa qua vì có người ở nhà trông coi các em. Khi thấy con em chưa bắt kịp bài ở lớp, phụ huynh đã nhanh chóng vào cuộc đua “dạy chữ cho con”. Phụ huynh không có phương pháp nên dạy theo cách của mình. Học sinh lớp 1 học cả ngày ở trường, về nhà lại bị cha mẹ ép học với cách học khác thầy cô ở lớp. Các em càng chán ngán, không thể nào tiếp thu nổi nữa, phụ huynh lại tiếp tục than vãn và tiếp tục ép con học, học và học…

Chương trình, sách giáo khoa mi đưc thc hi lp 1 ch mi bt đu, ph huynh và c giáo viên cn có s bình tĩnh, đng nôn nóng.

Về phía giáo viên lớp 1, chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa mới; phải soạn lại kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy… Công việc tới tấp dường như không ngơi nghỉ lại phải dạy lứa học sinh lớp 1 không được học trọn chương trình mầm non nên không biết được 29 chữ cái, không biết cộng, trừ trong phạm vi 10… Những năm học trước, học sinh lớp 1 đến trường trước hai, ba tuần, thời gian này, giáo viên hướng dẫn các em thực hiện một số quy định của trường lớp, rèn một số nền nếp trong học tập như cách lấy sách vở, bút viết; tập cách cầm viết, tập viết các nét… Năm học này, theo quy định, tháng 9, học sinh lớp 1 mới đến trường và vào năm học mới ngay. Vì thế, giáo viên phải vừa dạy vừa hướng dẫn những điều đáng lẽ ra học sinh phải biết trước đó. Trong năm học mới này, sĩ số lớp 1 quá đông cũng là một rào cản khá lớn cho việc dạy và học ở lớp 1. Mặt khác, dịch Covid-19 bùng phát đợt 2, việc tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp 1 mới đã bị động. Thời gian tập huấn trực tiếp bị rút gọn lại. Có địa phương, giáo viên hoàn toàn tập huấn trực tuyến thay cho trực tiếp. Việc tập huấn chương trình và sách giáo khoa trong thời gian ngắn, không tránh khỏi cập rập và không phải giáo viên lớp 1 nào cũng nắm vững được mục tiêu yêu cầu và phương pháp giảng dạy. Nhận thấy nhiều khó khăn trong việc dạy trong năm học này, giáo viên lớp 1 đã nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh. Chính việc nhờ sự hỗ trợ này, vô tình đã làm phụ huynh lớp 1 quan tâm và lo lắng hơn để rồi than phiền về chương trình mới.

Chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện ở lớp 1 chỉ mới bắt đầu, phụ huynh và cả giáo viên cần có sự bình tĩnh, đừng nôn nóng. “Vạn sự khởi đầu nan”, giáo viên từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện tốt chương trình mới. Phụ huynh quan tâm, hỗ trợ giáo viên nhưng đừng so sánh, bắt ép con em tiếp thu nhanh lẹ để bằng bạn bè. Đừng vội kết luận chương trình, sách giáo khoa hay – dở, nặng – nhẹ khi nó chỉ mới bắt đầu.

Lê Phương Nhân Tâm

Bình luận (0)