Kepler-452b, hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện cho đến nay, có thể ấm hơn, rộng lớn hơn, và có nước trên bề mặt.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm nay tuyên bố tìm ra Kepler-452b, hành tinh được coi như "Trái Đất thứ hai", với nhiều đặc điểm thích hợp cho sự sống phát triển như địa cầu.
Mô phỏng Kepler-452b và mặt trời của nó.
1. Thời gian trên Kepler-452b tương tự như Trái Đất
Một năm trên "Trái Đất thứ hai" – thời gian để Kepler-452b quay quanh sao mẹ là 385 ngày, chỉ hơn 20 ngày so với một năm trên địa cầu.
Đây là sự khác biệt đáng chú ý so với những hành tinh khác gần Trái Đất nhưsao Kim. Một năm của sao Kim là 88 ngày Trái Đất, còn một năm trên sao Hải Vương – hành tinh xa hơn trong hệ Mặt Trời, là 185 năm Trái Đất.
2. Nó đã trải qua hàng tỉ năm bay trong vùng thích hợp quanh sao mẹ
Kepler 452 – sao mẹ của Kepler-452b, già hơn Mặt Trời của chúng ta khoảng 1,5 tỷ năm tuổi. Nếu một hành tinh quá gần sao mẹ, nó sẽ quá nóng để hình thành sự sống. Nếu quá xa, nó sẽ quá lạnh, cũng không thể hình thành sự sống.
Kepler-452b giữ khoảng cách lý tưởng với sao mẹ của nó trong hảng tỉ năm. Theo Jon Jenkins, dữ liệu phân tích của tàu thăm dò vũ trụ Kepler cho thấy, điều này có nghĩa là rất có thể nó thích hợp cho sự sống nảy sinh trên bề mặt, hoặc ít nhất, là từng có sự sống tồn tại.
3. Có thể có núi lửa đang hoạt động và nước trên bề mặt
Rất có thể Kepler-452b có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ sự sống.
Theo John Coughlin, nghiên cứu viên Viện SETI, California, Mỹ, nhóm nghiên cứu thuộc dự án Kepler đã hợp tấc với các nhà địa chất học, tìm ra cấu trúc của hành tinh này. Dựa theo kích cỡ và tuổi của nó, đây dường như là một hành tinh đá, đồng nghĩa với việc có thể núi lửa đang hoạt động dưới bề mặt.
Mô phỏng núi lửa đang hoạt động trên bề mặt Kepler-452b.
4. Con người có khả năng sống tại nơi có lực hấp dẫn mạnh ở Kepler- 452b
Hành tinh mới to hơn Trái Đất một chút, ước tính có trọng lực mạnh gấp đôi địa cầu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học dự án Kepler, điều này không có nghĩa là nó không thích hợp cho việc sinh sống trên đó.
Jenkins cho biết, con người có thể "thích nghi" với trọng lực đó, thậm chí cơ thể sẽ "rắn chắc và cơ bắp hơn qua nhiều thế hệ."
"Con người sẵn sàng thích nghi với trọng lượng nặng – loài người được sinh ra để làm điều này. Cơ thể người có khả năng tự sửa chữa tuyệt vời. Vì vậy, theo thời gian, con người có thể thích nghi."
5. Hệ thực vật phát triển
Sao mẹ của Kepler-452 to hơn Mặt Trời của chúng ta. Ánh sáng và nhiệt năng mà nó nhận được từ sao mẹ không chỉ khiến nó ấm hơn Trái Đất, mà còn đồng nghĩa với việc hệ thực vật có thể phát triển ở đó.
Cây cối quang hợp, sinh ra không khí cho con người hít thở. Theo đó, nếu xây dựng thảm thực vật đủ lớn, sản xuất đủ không khí cho con người và động vật sống ở Kepler 452b.
"Ánh sáng mặt từ sao chủ hệ Kepler gần giống với Mặt Trời của chúng ta. Do đó, cây cối có thể quang hợp tương tự. Trên đó chắc sẽ rất giống Trái Đất," Jenkins cho biết.
6. Làn da rám nắng
"Kepler 452b nhận cùng một loại quang phổ và cường độ ánh sáng như chúng ta nhận được trên Trái Đất. Do đó, nếu hành tinh này là một hành tinh đá và có khí quyển, cây cối có thể phát triển. Chúng ta thậm chí còn có thể đi nghỉ ở đó, phơi cho làn da rám nắng," tiến sĩ Daniel Brown, chuyên gia thiên văn học, đại học Trent, Nottingham, cho biết.
Các nhà khoa học đang tiến hành rất nhiều nghiên cứu về hành tinh này, để tìm hiểu chắc chắn thứ gì có thể phát triển được trên Kepler 452b.
7. Du hành đến "Trái Đất thứ hai"
Kepler-452b ấm áp, có thể có nước và sự sống, tuy nhiên, nó cách chúng ta đến 1.400 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng là khoảng cách một chùm sáng có thể di chuyển được trong một năm. Ánh sáng di chuyển khoảng 670 triệu dặm (1.078 triệu km) một giờ. Ánh sáng từ Mặt Trời mất đến 8 phút mới rọi tới Trái Đất.
Nếu một con tàu vũ trụ chở người đi đến Kepler 452b, cần mất tới 25,8 triệu năm để tới đó. Đây là thời gian không tưởng đối với con người, trừ phi chúng ta tìm được cách cải thiện tốc độ tàu vũ trụ trong tương lai.
NH (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)