Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ảnh hưởng của công nghệ mới lên giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa trí tu nhân to (AI) vào chương trình ging dy chính khóa bc trung hc là mong mun ca các chuyên gia, qua đó to nn tng vng chc cho hc sinh trưc khi bưc vào hc tp, nghiên cu chuyên sâu lĩnh vc công ngh mi.

Hc sinh rt thích thú vi nhng tiết hc ngoi khóa v công ngh

Tại buổi đối thoại “Ảnh hưởng của công nghệ mới nổi lên giáo dục” do Liên minh giáo dục 4.0 phối hợp với SIHUB (Sở KH-CN TP.HCM) tổ chức mới đây, các chuyên gia đã chia sẻ về những xu thế việc làm trong tương lai, từ đó có giải pháp cũng như định hướng giáo dục như thế nào, bắt đầu từ đâu để trang bị kiến thức về AI cho học sinh.

AI – lĩnh vc không hp

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, bất kể ngành nghề nào cũng cần AI – đây là lĩnh vực không hẹp nhưng đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo báo cáo The Future of Jobs Report 2018 của VEF, tăng trưởng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ các xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các nhóm công nghệ mới như ABCD (AI, Blockchain, Cloud và Data); đến năm 2022 sẽ tăng 33% ở các nhóm ngành nghề như phân tích và nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia AI, chuyên gia công nghệ mới, chuyên gia Blockchain, thiết kế viên trải nghiệm người dùng và tăng tương tác người – máy, chuyên viên kinh doanh marketing. Đồng thời, giảm 24% ở các nhóm ngành nghề như nhân viên nhập dữ liệu, thư ký hành chính và điều hành, kỹ thuật viên hỗ trợ người dùng và vận hành công nghệ thông tin, kế toán, công nhân lắp ráp, thợ lắp đặt và sửa chữa điện tử.

Đề cập đến việc người máy có thể thay thế con người trong tương lai, bà Đoàn Kiều My (nhà sáng lập Yellow Blocks) khẳng định: Ở năm 2018, robot giải quyết kỹ năng điều hành quản trị chiếm 33%; kỹ năng giao tiếp và hợp tác 32%; kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật khó, phức tạp 25%. Tuy nhiên, đến năm 2022, robot thực hiện các kỹ năng này lần lượt sẽ là 57%; 32% và 48%. Theo bà My, xu hướng giáo dục tương lai là học các kỹ năng phù hợp với công việc mới. Theo đó, không chỉ học kiến thức nền tảng mà còn học kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả năng tự tìm tòi học hỏi ở mỗi người. Việc kết hợp giảng dạy các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật; học cách sử dụng và khai thác lập trình AI ngay bây giờ là điều cần thiết.

Cn sm đưa AI vào chương trình chính khóa

“Đng quá nng n v khái nim công ngh mi, bi nó là hơi th ca đi sng, có kh năng nh hưng đến tương lai, vì thế phi trang b AI ngay t bây gi”, ông Tú Nguyn (CEO VietAI Commuty) chia s.

Ông Ngô Quốc Hưng (Giám đốc Trung tâm Tài năng Cotai) cho biết trung tâm vừa kết thúc khóa đào tạo phổ cập AI (chương trình ngoại khóa) tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Các em học sinh rất hào hứng với chương trình giảng dạy và mong muốn được học nâng cao về AI sau khi kết thúc khóa học. “Chúng tôi đã đưa ra nhiều công cụ giảng dạy như trò chơi, bài thực hành, video minh họa… Từ đó các em đưa ra ý tưởng, lập trình tại chỗ, trình bày và chia sẻ với bạn bè. Đây là một trong những chương trình đầu tiên trên thế giới đưa vào giảng dạy ở bậc THPT nhằm trang bị kiến thức AI, khơi gợi tiềm năng, sở thích cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Sau chương trình phổ cập này, cơ hội để các em đi du học hoặc học các chương trình ĐH tại Việt Nam sẽ rộng mở hơn. Trong thời gian tới, bên cạnh đổi mới chương trình, chúng tôi quan tâm hơn nữa đến kỹ năng sư phạm của đội ngũ giảng dạy AI, làm sao truyền tải tốt nhất, hiệu quả nhất để các em học tốt hơn”, ông Hưng chia sẻ.

Các startup AI cũng cho rằng, không chỉ học sinh THPT mà học sinh tiểu học và THCS cũng rất muốn được tiếp cận kiến thức sơ khai về lập trình robot, AI… đơn giản nhưng không có cơ hội. Học sinh lớp 11, 12 bị chi phối bởi chương trình nhiều, lại lo thi cử nên dạy từ tiểu học, THCS là hợp lý. Từ thực tế đó, các chuyên gia kiến nghị Nhà nước cần có sự quan tâm sớm và tạo hành lang pháp lý để đưa nội dung AI vào chương trình giảng dạy ở bậc THCS. Ông Ngô Quốc Hưng cho biết giáo trình, tài liệu giảng dạy AI đã soạn xong và rất mong được cơ quan quản lý Nhà nước nghiệm thu, đánh giá và cấp phép xuất bản. Bên cạnh đó, các trường THCS, THPT cần quan tâm đến công nghệ mới, có kế hoạch đào tạo giáo viên để nhân rộng chương trình này trong nhà trường. Trong khi đó, ông Tú Nguyễn (CEO VietAI Commuty) cho biết: Hiểu đơn giản AI là một công cụ, ở đâu có tự động hóa là ở đó có AI. Bởi AI không phải là cái gì của người thích nghiên cứu, mà chúng ta đang sử dụng nó hàng ngày như ti vi, máy giặt, robot dạng sơ khai nhất… Sử dụng nó nghĩa là đã gián tiếp tạo ra AI, làm cho AI thú vị hơn. “Đừng quá nặng nề về khái niệm công nghệ mới, bởi nó là hơi thở của đời sống, có khả năng ảnh hưởng đến tương lai, vì thế phải trang bị AI ngay từ bây giờ”, ông Tú Nguyễn khuyên.

T.Anh

Bình luận (0)