Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục STEM trong nhà trường: Cần sự đồng hành của phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm thc hin mc tiêu ca Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018, mi đây, B GD-ĐT đã ban hành văn bn trin khai thc hin vic giáo dc STEM trong trưng trung hc. Trong đó, B GD-ĐT thông tin c th, đy đ v hình thc, phương thc t chc, ni dung cho đến quy trình xây dng bài hc STEM, giúp nhà trưng có cơ s pháp lý, ch đng áp dng.


Hc sinh Trưng THCS Trn Quc Ton (Q.2) tham gia mt hot đng giáo dc STEM ti trưng

Tại TP.HCM, nhiều năm qua giáo dục STEM đã từng bước được triển khai tại một số trường học thông qua những hình thức khác nhau.

1. Từ năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành văn bản số 2998/GDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường trung học, cung cấp những nội dung định hướng thực hiện STEM. Cụ thể, văn bản chỉ rõ chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM có thể tổ chức lồng ghép trong tiết dạy, bài học chính khóa hay ngoại khóa, hoặc được xây dựng theo chương trình giáo dục nhà trường trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phụ huynh. Giáo dục STEM khi đó cũng được lưu ý tổ chức theo hình thức cuộc thi, triển khai tại các phòng bộ môn bằng cách xây dựng mới hoặc kết hợp thực hiện trong phòng thực hành… Từ đây, một cách công khai, mạnh dạn, rất nhiều đơn vị đã từng bước đưa giáo dục STEM vào nhà trường thông qua nhiều hình thức. Song song với ban hành văn bản, xuyên suốt nhiều năm liền, Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai liên tiếp các buổi tập huấn về cách thức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường, trang bị cho đội ngũ quản lý và giáo viên những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục STEM. Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác, giáo dục STEM đã góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu chung của ngành giáo dục thành phố là đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.

2. Là một trong những đơn vị tiên phong và thực hiện có hiệu quả giáo dục STEM từ những ngày đầu, đến nay Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) đã đưa giáo dục STEM trở thành một tiến trình dạy học thường xuyên. Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM tại đơn vị, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết thời điểm đó khi giáo dục STEM còn khá mới mẻ cũng như có rất nhiều cách hiểu khác nhau, để thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ trong nhà trường thì khâu quan trọng nhất là tập huấn giáo viên. Từ nguồn lực giáo viên, nhà trường chọn ra đội ngũ 5 giáo viên cốt cán – chủ yếu là tổ trưởng chuyên môn ở các bộ môn tự nhiên gồm tin học, toán, lý, hóa, sinh. Các giáo viên đều có điểm chung là trẻ, nhiệt huyết, đam mê với những cái mới. Đây là lực lượng nòng cốt “đặt nền tảng” cho công tác giáo dục STEM trong trường. “Thời điểm đó, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn của sở, song vì khá mới nên khi đưa giáo dục STEM vào giảng dạy, nhà trường cũng vấp phải khá nhiều rào cản từ phía giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Trong năm học đầu tiên, vừa làm thí điểm và rút kinh nghiệm, chủ yếu giáo viên chủ động mày mò, mạnh dạn áp dụng những kiến thức tự học vào. Để khuyến khích giáo viên chủ động, nhà trường đưa giáo dục STEM vào mục đổi mới phương pháp giảng dạy, làm cơ sở đánh giá cuối năm”, thầy Cường cho hay.

Năm học 2017-2018, giáo dục STEM được đưa vào nhà trường qua hình thức xây dựng chủ đề ngoại khóa, câu lạc bộ. Trong năm đầu tiên triển khai, nhà trường đặt mục tiêu phấn đấu một học kỳ thực hiện một chủ đề dạy học theo định hướng STEM ở mỗi bộ môn. Tuy nhiên thời điểm đó, để lên được một tiết học STEM, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian; ở một số sản phẩm STEM, các giáo viên phải trao đổi với nhau nhiều lần mới có thể tìm ra hướng giải quyết. “Năm đầu tiên thực hiện, thầy cô còn khá mơ hồ. Bởi thầy cô đã quen với lối mòn cũ là giảng dạy về lý thuyết. Trong khi đó, STEM lại thiên về kỹ thuật, ứng dụng. Vì vậy, mọi thứ từ việc sử dụng khoan thế nào, cầm đục ra sao, làm ra sản phẩm phải qua các khâu nào, có thể gặp những sự cố gì…, giáo viên đều phải học cách làm quen”, thầy Cường chia sẻ.

Cũng là đơn vị đưa giáo dục STEM vào giảng dạy từ khá sớm, Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.2) lại xây dựng kế hoạch theo các hướng mũi nhọn sau: Câu lạc bộ STEM gắn với dự án; chủ đề tích hợp liên môn; cụ thể trong từng bộ môn. “Năm đầu thực hiện, nhà trường liên kết với một đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giáo dục trong bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng cách xây dựng các dự án, chủ đề giáo dục STEM. Một năm có khoảng 6 chủ đề được thực hiện, triển khai trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, mỗi chủ đề khoảng 2 tiết”, cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết. Đội ngũ nòng cốt về giáo dục STEM của trường lên tới 12 giáo viên, trải đều ở các bộ môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh. Đội ngũ này tự thiết kế những chủ đề giáo dục STEM, gắn liền với chương trình kế hoạch năm học của nhà trường. Không chỉ thiên về khoa học tự nhiên, đối với các bộ môn khoa học xã hội, giáo dục STEM cũng được nhà trường triển khai theo tinh thần phát huy năng lực, phẩm chất học sinh bằng cách tích hợp trong các bộ môn khoa học tự nhiên…

3. Trong văn bản 2998, Sở GD-ĐT TP.HCM đã nhấn mạnh, tùy thuộc vào khả năng xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục và sự đáp ứng của học sinh mà chủ đề giáo dục STEM được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Theo nhiều nhà quản lý giáo dục, ngoài nguồn lực giáo viên, để góp phần thực hiện có hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường thì không thể thiếu sự phối hợp của học sinh, sự ủng hộ từ phía phụ huynh. Làm sao “kéo” được học sinh và phụ huynh tham gia là câu hỏi cần phải có đáp án ngay khi nhà trường đưa giáo dục STEM vào chương trình giáo dục của đơn vị. “Trong các tiết học theo định hướng giáo dục STEM, nhà trường mạnh tay đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Các tổ bộ môn xây dựng thang điểm đánh giá học sinh một cách rõ ràng, đồng bộ; khích lệ học sinh tham gia bằng điểm số. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức nhiều sân chơi khoa học kỹ thuật gắn với từng câu lạc bộ, tổ bộ môn mà điển hình nhất là Hội chợ khoa học kỹ thuật, trao cho học sinh cơ hội nghiên cứu khoa học, sáng tạo, đưa những ý tưởng của mình vào thực tế”, thầy Ngô Hùng Cường chia sẻ. Ngoài ra, theo thầy Cường, ý tưởng về giáo dục STEM trong các môn học được xây dựng hầu như gắn liền với tâm sinh lý học sinh, kích thích sự ham thích của các em. “Phụ huynh thường có quan điểm là con em mình đến trường để học kiến thức chứ không phải để “chơi” nên tất cả các trải nghiệm đều không cần thiết. Tuy nhiên, khi thấy các em ham thích, tự tay thiết kế, làm được những sản phẩm, mô hình từ bài học trong sách vở thì một cách tự nhiên, góc nhìn của phụ huynh sẽ thay đổi, ủng hộ, đồng hành”, thầy Cường nói.

Nhìn từ thực tế đơn vị mình, cô Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng để giáo dục STEM “có đất” trong mỗi nhà trường thì người đứng đầu, cụ thể là hiệu trưởng phải chủ động kết nối, mạnh dạn tạo ra các sân chơi trải nghiệm khoa học cho học sinh. “Khi hiệu trưởng nhà trường chủ động, tiên phong và dứt khoát thực hiện thì kéo theo đó giáo viên cũng sẽ chủ động bước vào guồng quay. Và như một hiệu ứng dây chuyền, học sinh sẽ cảm thấy thích thú trong các tiết học khi được trải nghiệm, khám phá, thực hành. Khi học sinh thích thú, không chỉ học được kiến thức mà còn lĩnh hội nhiều kỹ năng thì phụ huynh nhất định sẽ đồng hành. Cuối cùng, được lợi nhất không ai khác chính là giáo viên khi tạo được sự tin yêu của phụ huynh, học sinh”, cô Hằng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)