Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phát triển năng lực nghiên cứu cho GV

Tạp Chí Giáo Dục

Năng lc nghiên cu, ng dng khoa hc giáo dc (KHGD) là mt năng lc cu thành cht lưng đi ngũ giáo viên (GV) ph thông hin nay. Chương trình đào to, bi dưng GV ph thông hin nay cn phi tăng cưng, b sung nhng kiến thc, k năng nghiên cu, vn dng KHGD, phương pháp dy hc môn hc, dy hc tích hp…

Theo tác gi, ving dng khoa hc giáo dc vào hot đng ging dy s giúp cho giáo viên biết phi dy cái gì, dy như thế nào, vì sao phi dy như vy. Trong nh: Giáo viên hưng dn hc sinh trong mt hot đng hc tp. Ảnh: Y.Hoa

1. Việc nghiên cứu, ứng dụng KHGD vào hoạt động giảng dạy sẽ giúp cho người GV biết phải “dạy cái gì, dạy như thế nào, vì sao phải dạy như vậy”. Đó chính là những tiền đề cơ bản của lý luận và phương pháp dạy học các môn học được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Đó cũng là điều kiện giúp GV biết phản biện về chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo lâu nay được xem là bắt buộc trong hoạt động chuyên môn; biết phát triển chương trình giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở một đối tượng cụ thể, hoàn cảnh cụ thể. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về phát triển chương trình dạy học các môn học ở trường phổ thông đòi hỏi đội ngũ GV phải có năng lực, kiến thức về KHGD và khoa học cơ bản để vận dụng vào dạy học môn học cụ thể. Điều này cũng thể hiện chức năng quản trị nhà trường của đội ngũ GV về phát triển chương trình giáo dục. Vì vậy, nắm được những vấn đề cơ bản của KHGD, của phương pháp dạy học bộ môn là cần phải giải quyết được các vấn đề: Dạy học nội dung này để làm gì (mục tiêu dạy học)? Tiêu chí đạt được là gì (chuẩn đầu ra)? Dạy học nội dung cụ thể nào của môn học (nội dung dạy học)? Dạy học những nội dung ấy cho học sinh phổ thông như thế nào (hình thức, phương pháp dạy học)? Tại sao phải như thế (cơ sở khoa học của hoạt động dạy học môn học)? Cần phải đánh giá kết quả dạy học ấy như thế nào (kiểm tra, đánh giá trong dạy học)? Phải có những điều kiện gì để dạy học tốt các môn học ấy (những điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học môn học)?… Một hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, nhưng không thể đồng nhất cho các trường học ở các nơi khác nhau, trong các thời điểm khác nhau, với những đối tượng học sinh khác nhau và các điều kiện đảm bảo dạy học khác nhau. Nếu không có năng lực này, việc phát triển chương trình giáo dục các môn học của GV sẽ không thực hiện được, hoặc làm chưa đúng, phản tác dụng. Ứng dụng, nghiên cứu KHGD sẽ làm cho GV phát triển năng lực dạy học tích hợp, giáo dục tích hợp, năng lực dạy học phân hóa trong các hoạt động của bản thân, của tập thể ở trường phổ thông. Năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHGD trong đào tạo, bồi dưỡng GV các môn học đã được thực hiện trong nhiều chương trình (các học phần tâm lý học, giáo dục học, triết học, nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm…), trong thực tiễn dạy học và giáo dục khi GV công tác ở trường phổ thông. Tuy nhiên, thực tế là nhiều GV ở trường phổ thông chưa nắm vững những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng KHGD vào thực tiễn giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

2. Những đề xuất về việc phát triển năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHGD cho đội ngũ GV phổ thông: Thứ nhất, cần phải làm rõ những điểm đồng nhất và điểm khác biệt về nội dung, phương pháp, quy trình nghiên cứu KHGD với phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho GV bộ môn. Hiện nay, nhiều cấp quản lý giáo dục đang khuyến khích, động viên đội ngũ GV có trình độ ĐH đi học sau ĐH các chuyên ngành của KHGD (lý luận và phương pháp dạy học bộ môn, giáo dục học…) hơn là học các chuyên ngành khoa học cơ bản hay khoa học quản lý, nhằm phục vụ tốt hơn, hiệu quả và sát thực hơn nhiệm vụ giáo dục cũng như dạy học cho học sinh phổ thông; đặc biệt là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Thứ hai, bổ sung những vấn đề cụ thể về năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHGD về các phương diện: cơ sở lý luận và mối quan hệ liên ngành, những vấn đề thực tiễn của dạy học các môn học ở trường phổ thông, các phương pháp nghiên cứu đặc trưng (phương pháp thực nghiệm sư phạm). Thứ ba, giáo dục tích hợp, dạy học tích hợp sẽ giải quyết được những vấn đề liên quan đến chương trình, nội dung dạy học phong phú, đa dạng, luôn đổi mới hiện nay. Vấn đề đối với GV bộ môn là tích hợp giữa những nội dung dạy học theo chương trình môn học với thực hiện hoạt động trải nghiệm tương ứng thế nào để phù hợp, linh hoạt, không gò ép, hình thức, khiên cưỡng. Đó chính là giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu của khoa học cơ bản và mục tiêu của KHGD trong giảng dạy một nội dung, một bài học, một kiến thức, kỹ năng cụ thể. Thứ ba, vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc phát triển năng lực nghiên cứu KHGD trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV bộ môn ở trường phổ thông. Bổ sung, cập nhật những vấn đề về giáo án điện tử, dạy học trực tuyến, xây dựng trường học thông minh, không gian ảo… trong hoạt động giáo dục và dạy học môn học. Không nên quan niệm GV các môn khoa học xã hội thì không cần có kiến thức về toán (xác suất thống kê), tin học, các kiến thức chung về khoa học tự nhiên, kinh tế học… và ngược lại. Thứ tư, việc nghiên cứu, ứng dụng KHGD sẽ phát triển, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và giáo dục hướng nghiệp của đội ngũ GV trong dạy học, giáo dục ở trường phổ thông. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp cho GV phổ thông cần chú ý phát triển các năng lực liên quan như: năng lực phân tích, nhận biết về xu hướng tái cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội hiện nay; năng lực so sánh, đối chiếu sở trường, sở đoản của học sinh với các ngành nghề hiện có trong xã hội; năng lực tham mưu, tư vấn cho gia đình, cho học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp; năng lực liên hệ, liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cùng hướng nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh; năng lực tích hợp giáo dục nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục, dạy học và trải nghiệm… Thứ năm, cần phối hợp, liên kết chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng (GV có trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH) với chương trình bồi dưỡng nâng ngạch, nâng hạng, chuyên đề bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thay sách đối với GV phổ thông…, giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục phổ thông.

PGS.TS Nguyn Văn T
(Trưng ĐH Vinh)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)