Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo trực tuyến GDNN: Không dễ!

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca hu hết giáo viên đang trc tiếp ging dy c lý thuyết và thc hành các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN). Theo đó, đ đt hiu qu đào to, các trưng cn có đi ngũ sư phm, công ngh và không gian hc tp… đáp ng đy đ tiêu chí như mt mô hình trưng hc thông minh.

Gi hc kết hp lý thuyết vi thc hành ti Trưng CĐ Ngh TP.HCM

TS. Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM) khẳng định, mục tiêu của trường học thông minh là hướng đến chất lượng học tập của người học được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, trường học thông minh là trường hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý điều hành, đồng thời xây dựng môi trường học tương tác trên không gian mạng của trường, gia đình và xã hội, lấy người học làm trung tâm. 

Hệ thống công nghệ học tập như internet, e-Learing, phần mềm mô phỏng, thực tế ảo… đã và đang được các cơ sở GDNN triển khai nhằm mang lại hiệu quả đào tạo cao nhất. Ông Nguyễn Trọng Quang (chuyên gia phát triển phần mềm, Công viên phần mềm Quang Trung – TP.HCM) đánh giá, công nghệ dạy học thông minh là xu hướng mới trong giai đoạn này. Cụ thể đó là những bài giảng ứng dụng game, mô phỏng và thực tế ảo. Thêm nữa, tài liệu giảng dạy bao gồm các bài tập và ví dụ mà giáo viên có thể áp dụng cho các khóa học, gần với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả là không dễ bởi chi phí đầu tư trang thiết bị quá lớn, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo các trang thiết bị này còn hạn chế. Ông Quang cảnh báo, một trường học mà không ứng dụng CNTT vào đào tạo, quản lý là một trường lạc hậu, và có thể bị đào thải sớm. Vì vậy, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học trên nền tảng công nghệ 4.0 là tất yếu trong hệ thống giáo dục, trong đó có GDNN.

Đào tạo nghề thích ứng với xu thế mới là vấn đề đang được Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) đặc biệt quan tâm không chỉ khi xảy ra dịch Covid-19. Cùng với đó, các cơ sở GDNN cũng đã mạnh dạn triển khai nhiều hình thức học tập nhưng thực tế hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân khách quan. Nhiều giáo viên cho rằng, với điều kiện thực tế hiện nay ở các cơ sở GDNN, phương pháp đào tạo trực tuyến chỉ có thể áp dụng được ở một số môn lý thuyết, còn thực hành là không khả thi. Cụ thể, giáo viên nghề cơ điện tử tại một trường TC ở TP.HCM lý giải: Thời lượng thực hành nghề chiếm khoảng 60-70%. Việc học, thực hành trên máy móc có giáo viên kèm cặp đã không dễ, vì vậy đào tạo trực tuyến rất khó thực hiện. Tương tự, ông Trần Văn Phương (giáo viên dạy hợp đồng nghề cơ khí) phân tích: Đặc thù của GDNN thời gian thực hành là chủ yếu. Khó khăn lớn nhất khi triển khai dạy học trực tuyến là người học không có trang thiết bị để thực hành. Ví dụ, chúng tôi có thể cô đọng một bài giảng kết hợp lý thuyết và thực hành để dạy trực tuyến nhưng với nghề hàn, nghề tiện… thì người học không thể tiếp thu đầy đủ kiến thức. Đó là chưa kể đặc điểm của học nghề cần phải trực tiếp “cầm tay chỉ việc”. Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề kỹ thuật – công nghệ Hùng Vương) nhìn nhận, dạy học trực tuyến chỉ có thể áp dụng cho một số môn học chung (lý thuyết) hoặc học văn hóa (chương trình 7 môn THPT). Vì vậy, chỉ có thể khuyến khích các trường áp dụng hình thức dạy học trực tuyến.

Ở góc độ cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp, ông Lưu Chí Cường (Công ty TNHH Diva Việt Nam) lưu ý, dạy học theo hình thức nào cũng với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng thị trường lao động. Việc áp dụng đào tạo trực tuyến, mô phỏng… đã được nhiều nước áp dụng thành công, tuy nhiên đó là những quốc gia có nền GDNN phát triển, đầu tư cơ sở vật chất xứng tầm. Riêng ở Việt Nam, những phương pháp này có thể áp dụng (một số trường đã áp dụng), tuy nhiên khó áp dụng đại trà bởi điều kiện thực tập, thực hành của chúng ta còn hạn chế. Hơn nữa, chỉ có thể qua thực hành, tiếp xúc trực tiếp với máy móc, tương tác với giáo viên thì người học mới có thể hình thành kỹ năng nghề nghiệp.

Trước những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị  phục vụ đào tạo trực tuyến, TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN) đề nghị các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong đào tạo và hợp tác với doanh nghiệp. Đặc biệt là tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; đồng thời thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)