Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM tăng cường “làm đẹp” tên đường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong nhiu năm qua, TP.HCM đã và đang n lc “làm đp” tên đưng bng cách đt tên chính thay cho tên tm, đt tên mi thay cho nhng tên “ti nghĩa”, viết tt, đánh s khó hiu, khó tìm… Đng thái này nhm to s thng nht theo quy chun và thun li cho vic nhn biết tên đưng trong giao thông.

29 tuyến đưng trong Khu đô th ĐH Quc gia TP.HCM đã đưc đi tên mi

Đi “tên s” thành tên ch

Vào ngày 5-6 vừa qua, cơ quan chức năng đã hoàn tất việc đặt tên mới cho 29 tuyến đường trong Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM. Trước đây các tuyến đường này đều có tên tạm theo thứ tự các số đếm, hoặc tên “tượng trưng” như đường Tiêu Biểu, đường Trục Chính. Nay được thay bằng tên của các danh nhân văn hóa, giáo dục, khoa học Việt Nam và thế giới như Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Tạ Quang Bửu, Võ Trường Toản… Điểm đặc biệt của bảng tên đường mới là bên cạnh tên danh nhân còn có thông tin giới thiệu về người được chọn đặt. Chẳng hạn như bảng tên đường Võ Trường Toản, còn kèm theo thông tin “là một nhà giáo nổi tiếng học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người ở Gia Định thế kỷ thứ 18. Với tổng diện tích 643,7ha, phục vụ quy mô đào tạo 50.000 sinh viên, Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM gồm 7 phân khu như khu trung tâm, khu học tập của các trường thành viên, khu nghiên cứu – triển khai khoa học công nghệ, khu thể dục – thể thao, khu giáo dục quốc phòng, khu nhà ở sinh viên và khu nhà ở công vụ. Theo ông Nguyễn Thanh Nam (Ban quản lý dự án Khu đô thị ĐH Quốc gia TP), việc đặt lại tên đường vừa thể hiện nét đặc trưng về văn hóa, xã hội, giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu của dự án quy hoạch xây dựng nơi đây thành khu đô thị ĐH kiểu mẫu.

Tương tự, khu vực quận Bình Thạnh vốn có nhiều tên đường chữ cái hoặc số đếm cũng đã được cải tạo thành những tên mới. Trong đó, đường D1 (từ đường Điện Biên Phủ đến Ung Văn Khiêm, phường 25) được đổi thành đường Nguyễn Văn Thương; đường D2 (từ đường Điện Biên Phủ đến đường Ung Văn Khiêm, phường 25) được đổi tên thành Nguyễn Gia Trí; đường D3 (từ đường D1 đến số nhà 149 đường D3, phường 25) đổi thành Võ Oanh; trục đường 30m (đoạn từ đường song hành tuyến đường sắt Bắc Nam đến đường ven sông Vàm Thuật, phường 13) có tên mới là Đặng Thùy Trâm; hẻm 72 Ngô Tất Tố (đoạn từ đường Ngô Tất Tố đến đường Phạm Viết Chánh, phường 19) được đổi thành đường Trần Quang Long; đường Cầu Ván (từ đường Điện Biên Phủ đến đường Ung Văn Khiêm, phường 25) được đổi thành đường Tân Cảng.

Cũng thay đổi tên mới thay cho tên số đếm và chữ cái, 6 tuyến đường trên địa bàn quận 7 đã được thay thế bằng những những tên đường đẹp hơn. Cụ thể, đường D1 (đường số 1) trong khu dân cư Him Lam (phường Tân Hưng) được đổi thành đường Hoàng Trọng Hậu; đường D1 (phường Phú Thuận) thành đường Cao Thị Chính; đường số 13 (phường Tân Thuận Tây) thành đường Ngô Thị Nhạn; đường N1 (phường Phú Thuận) thành đường Lê Thị Chợ. Tương tự, hẻm 487 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông (từ đường Huỳnh Tấn Phát đến đường số 5, Khu dân cư Nam Long) thành đường Võ Thị Nhờ; đường nhánh cầu Tân Thuận 2, phường Tân Thuận Tây (từ đường Trần Xuân Soạn đến chân cầu Tân Thuận 2) thành đường Nguyễn Thị Xiếu.

Còn hơn 2.000 tuyến đưng cn “làm đp”

Vic đt tên, đi tên đưng ph và công trình công cng nhm góp phn thc hin tt công tác qun lý đô th, qun lý hành chính; to điu kin thun li cho t chc, cá nhân trong các hot đng giao dch kinh tế, văn hóa – xã hi; đng thi góp phn giáo dc truyn thng lch s – văn hóa dân tc, nâng cao tình yêu quê hương, đt nưc, lòng t hào dân tc và tình hu ngh đoàn kết quc tế.

Phấn khởi trước sự kiện 29 tuyến đường chính trong Khu đô thị ĐH Quốc gia được đặt tên chính thức thay cho những tên tạm thời trong dự án xây dựng trước đây, tiến sĩ Đỗ Đại Thắng (Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM) khẳng định: “Mỗi tên đường đều có ý nghĩa và gắn với cảnh quan khu vực được đặt tên. Ví dụ, Chu Văn An là “thầy của các vị thầy”, được đặt cho con đường dẫn vào nhà điều hành; Đại thi hào Nguyễn Du được đặt tên cho con đường đi qua các hồ đá, nơi có phong cảnh hữu tình; Hải Thượng Lãn Ông (đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc) là tên mới của con đường vào khu vực khoa y… Việc chọn tên các danh nhân văn hóa, giáo dục, khoa học ở trong và ngoài nước để đặt tên cho hệ thống đường trong khu đô thị không chỉ giúp cho giao thông ở đây được thuận tiện, mà còn thể hiện khát vọng của giảng viên và sinh viên về tính nhân văn cũng như tinh thần khoa học”.

Theo Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị và Giao thông vận tải, thông qua số liệu từ Đề án đặt, đổi tên đường, công trình công cộng đến năm 2020 cho thấy, TP.HCM hiện có hơn 3.600 đường. Trong đó có 1.774 đường mang tên tạm và khoảng 400 tên đường “có vấn đề” như tên không có ý nghĩa, tên trùng, tên khác nhau của cùng một nhân vật, hoặc thậm chí tên danh nhân bị sai như Trần Khắc Chân (đúng phải là Trần Khát Chân), Hà Tôn Quyền (đúng là Hà Tông Quyền), Nơ Trang Long (đúng là N’Trang Lơng)… Theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, thủ đô Hà Nội, TP.HCM và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất. Trong trường hợp đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử – văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên.

Đinh Vũ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)