Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Môn toán: Nắm chắc kỹ năng giải từng dạng bài

Tạp Chí Giáo Dục

Đ toán trong k thi tuyn sinh lp 10 THPT năm 2019 ti TP.HCM vn gi cu trúc như năm 2018. Trong đó, kiến thc s gim tính hàn lâm, tăng cưng tính thc tế, khuyến khích hc sinh kh năng tư duy, vn dng kiến thc vào đi sng. Do đó, hc sinh cn phi nm chc k năng gii các bài toán thc tế.

Hc sinh lp 9/13 Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) trong gi hc môn toán

+ Thầy Đng Hu Trí (T trưng T toán Trưng THCS Nguyn Du, Q.1): Gii đúng nhưng v sai hình s không có đim

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay tương tự như mọi năm. Đề thi gồm 8 câu, không nặng nề về kiến thức hàn lâm mà tăng cường kiến thức thực tế. Cụ thể, câu 1: Giải phương trình; câu 2: Vẽ đồ thị; câu 3: Hệ thức Viet; từ câu 4 đến câu 7: Lồng ghép kiến thức thực tế; câu 8: Hình học cơ bản thuần túy. Trong đó, kiến thức sẽ chia theo các mức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng thấp, vận dụng cao.

Ở phần giải phương trình, yêu cầu học sinh phải nắm được kỹ năng đọc đề. Đôi khi đề sẽ có khúc mạo đề, học sinh cần xác định được trọng tâm, chọn lọc kiến thức để xây dựng nên phương trình, hệ phương trình. Còn phần vẽ đồ thị là phần rất quen thuộc với học sinh. Kiến thức chỉ ở dạng thông hiểu nên bắt buộc các em phải lấy được điểm. Trong phần này, học sinh cần lưu ý khi chọn đơn vị trên hệ trục tọa độ thì phải có sự tương xứng giữa 2 trục. Cũng ở phần này sẽ có câu “Tìm tọa độ giao điểm của Parabol và đường thẳng”, thông thường sẽ đưa về phương trình bậc 2, học sinh có quyền sử dụng máy tính để tìm ra nghiệm. Trong khi đó, phần hệ thức Viet là phần kiến thức rất dễ lấy điểm, học sinh chỉ cần nắm vững công thức. Các dạng toán thực tế là dạng toán cho bằng lời văn gắn với nhiều kiến thức thực tế, hay kiến thức liên môn hóa, lý, sinh… Toán thực tế có thể cho dưới dạng: công thức, giá trị cụ thể, yêu cầu học sinh thay thế vào để tìm ra giá trị còn lại hoặc cho lời văn, học sinh giải bằng cách tìm ra được phương trình, hệ phương trình để giải. Đây là dạng toán mà đa phần học sinh sẽ “sợ” vì đề thường dài. Tuy nhiên, với dạng này các em lưu ý rằng kiến thức giải bài vẫn là kỹ năng toán thuần túy. Đề sẽ cho sẵn công thức của những môn học khác, các em phải có kỹ năng để biết vận dụng công thức đó như thế nào. Chú ý về đơn vị của từng đại lượng. Ở dạng toán này, một lưu ý nữa là khi đưa về được phương trình, hệ phương trình để giải thì học sinh có quyền sử dụng máy tính để tìm ra đáp án. Tuy nhiên, nếu đề yêu cầu rõ là giải phương trình, hệ phương trình thì học sinh phải có từng bước giải rõ ràng, chi tiết.

Cũng trong phần toán thực tế này sẽ có câu sử dụng hình học không gian. Điểm mới của đề thi toán năm nay là phần kiến thức hình học không gian sẽ mở rộng, không chỉ nằm trong phần hình học không gian lớp 8 nữa mà bao gồm cả kiến thức hình học không gian lớp 9. Do đó, khi ôn tập, học sinh phải nắm chắc kiến thức về định nghĩa, công thức về 6 khối hình học: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp (lớp 8) và khối hình trụ, hình cầu, hình nón (lớp 9). Đồng thời phải có kỹ năng tư duy để áp dụng giải bài.

Ở phần chứng minh hình học cơ bản thuần túy (câu 8): Câu hỏi sẽ có 3 ý nhỏ, trong đó ý a, b ở mức nhận biết và vận dụng, ý c là ở mức vận dụng không quá cao. Giải được bài toán hình học cơ bản này, trước tiên yêu cầu học sinh phải nắm được kỹ năng vẽ hình. Đây là kỹ năng mà học sinh rất kém. Bởi nếu như hình vẽ không chính xác mà bài làm đúng, học sinh vẫn không có điểm. Do đó, học sinh phải luyện kỹ năng vẽ hình, đặc biệt là các loại đường quen thuộc như đường cao, đường phân giác, đường trung tuyến. Ở câu c, dù là vận dụng cao nhưng sẽ không đòi hỏi quá cao khi giảm tính hàn lâm mà đòi hỏi các em tư duy, tổng hợp kiến thức các lớp dưới. Một số kiến thức hình học lớp dưới các em lưu ý là Định lý Pytago, Định lý Talet, Định lý hệ quả Talet, tính chất đường phân giác trong tam giác, ứng dụng của tam giác đồng dạng, tỷ số diện tích… Một lưu ý nữa là đối với các bài toán tính toán, nếu đề bài có yêu cầu làm tròn số thì khi làm bài, các em nhất định phải làm tròn số. Thông thường có đề sẽ yêu cầu làm tròn 2 chữ số thập phân. Ví dụ: 7,94 khi làm tròn sẽ là 7,9; 7,95 khi làm tròn sẽ thành 8,0.

Kỹ năng làm bài trong môn toán: học sinh cần phải bình tĩnh, đọc kỹ từng câu trong đề. Tốt nhất là nên chia giai đoạn để giải: lấy chắc điểm của 3 câu đầu, đáp ứng thêm ý a, b của câu 8, sau đó cố gắng các phần còn lại.

+ Cô Nguyn Hoàng Minh Tâm (T trưng T toán Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3): H thng kiến thc theo tng dng toán

Cấu trúc đề toán sẽ gồm 8 câu phân bố theo tỷ lệ 50:50 (nhận biết, vận dụng và thực tiễn). Trong đó, câu 1 và câu 2 là kiến thức toán thuần túy ở mức độ thông hiểu, vận dụng; câu 3 đến câu 7: toán mang tính thực tiễn; câu 8: hình học chứng minh thuần túy. Với cấu trúc đề này, yêu cầu học sinh phải bám sát phần lý thuyết trong SGK và nắm được, giải được các dạng bài tập cơ bản. Trong đó, phần toán mà học sinh thường lúng túng nhất đó chính là dạng toán thực tế. Dạng toán này sử dụng nhiều kiến thức, có thể tích hợp thêm kiến thức các bộ môn lý, hóa, sinh, địa…, nhưng sẽ cho sẵn công thức. Hoặc yêu cầu tính toán lãi suất, điện nước liên quan đến thực tế cuộc sống. Hoặc đề cập đến thể tích, diện tích của hình học không gian. Bản chất của toán thực tế là sử dụng toán để giải thông qua sử dụng kiến thức khác. Đối với dạng này, để giải được, đầu tiên học sinh phải có kiến thức toán thuần túy, không nên quá phân tâm, lo sợ bởi yếu tố các môn học khác, yếu tố độ dài của đề. Mà cần xác định được các yếu tố then chốt, từ khóa, con số trong đề bài, đưa về phương trình hoặc hệ phương trình để giải.

Trong phần hình học không gian sẽ không chỉ khu trú vào kiến thức hình học không gian của lớp 8 là hình chóp, hình lăng trụ, hình chữ nhật như mọi năm mà trong đề thi năm 2019 có thể sẽ đề cập đến các kiến thức hình học không gian lớp 9 như khối cầu, khối nón, khối trụ. Do vậy, khi ôn tập, học sinh cần phải lưu ý kỹ. Tuy nhiên, kiến thức phần này sẽ chỉ ở mức độ vận dụng.

Một chú ý nữa là phần hình học chứng minh thuần túy, dạng bài sẽ nằm trong chương trình hình học lớp 9 nhưng để giải được thì học sinh phải tích hợp được các kiến thức hình học của các lớp dưới. Với phần này, kỹ năng giải bài là học sinh hệ thống lại kiến thức hình học của toàn cấp, rèn được tư duy giải quyết các bài toán theo sơ đồ, chú trọng vào các phương pháp giải các dạng toán cơ bản, biết phân tích, tổng hợp một dạng toán…

Nói tóm lại, để làm đề thi toán đạt kết quả cao, học sinh cần hệ thống kiến thức theo từng dạng trong đề. Khi giải cần đọc thật kỹ đề, viết đúng đề (nhiều học sinh khi chép lại đề cũng sai dẫn đến giải sai), phân tích đề để tìm ra hướng giải.

Đ.Yến (ghi)

 

Bình luận (0)