Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Muốn trò sáng tạo, thầy phải đổi mới

Tạp Chí Giáo Dục

“Linh ơi (HS Nguyn T Khánh Linh, lp 9/2) còn mt phút na thôi, em và các bn đã thoát ra khi đám cháy?” – thy Nguyn Trung Anh Vũ, giáo viên (GV) môn vt lý ca Trưng THCS Lê Quý Đôn (qun 3, TP.HCM), hi các HS đang ngi trong phòng hc STEM ca trưng. Đáp li thy, Linh “ht hong”: Thy ơi, nóng quá, nóng quá con đang dùng búa phá khóa đ thoát ”… sau ít phút, tiếng cưi giòn tan ca Linh th hin mình đã thoát ra an toàn.

Thy Nguyn Trung Anh Vũ và cô Cao Phan Hà Vy, GV môn vt lý, Trưng THCS Lê Quý Đôn (qun 3, TP.HCM) cùng to nên tiết hc vt lý hp dn, sáng to cho HS lp 9/2

Hc trò là trung tâm

Đó là tình huống giả định được thầy Vũ thiết lập trong giờ dạy vật lý tại lớp 9/2. Các em đều đang mang kính thực tế ảo, trước mắt các em là một phòng học bốc lửa dữ dội, xung quanh các em có các vật dụng như khăn, kìm, búa… Thầy Vũ giao cho các em nhiệm vụ chọn mang theo những vật dụng cần thiết và tìm lối thoát an toàn khỏi đám cháy. Thầy Vũ luôn trăn trở làm sao giảng bài thật dễ hiểu cho HS vừa nắm vững kiến thức gắn với thực hành, thầy là một trong những GV tiên phong trong công tác giảng dạy STEM của TP.HCM.

Trường THCS Lê Quý Đôn là trường đầu tiên trong các trường công lập trên địa bàn TP.HCM trong năm học 2017-2018 đã đầu tư phòng thực hành STEM. Năm học 2018-2019, trường lại tiếp tục xây dựng phòng học khoa học bằng kính thực tế ảo. Với 27 kính thực tế ảo và trên 50 bài học khoa học trong môi trường ảo, HS được sống trong không gian ảo với nhiều bài học khoa học cụ thể phù hợp với chương trình các bộ môn khoa học trên lớp, vừa học vừa chơi, rất trực quan sinh động, dễ hiểu. “Mô hình này được rất nhiều HS quan tâm, yêu thích. Sau khi được xem và tương tác trong thế giới ảo, hiểu được nguyên lý của một nội dung khoa học, HS được hướng dẫn để tạo ra sản phẩm cụ thể trong phòng thực hành STEM” – thầy Phạm Đăng Khoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, GV tiếng Anh, luôn dành một tình yêu lớn với nghề, với trò bằng những mẹo học tiếng Anh độc và lạ. Cô Trang bộc bạch: “Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng cái gì tốt cho học trò thì mình nên làm”.

Nhắn HS phát âm từ “thanks” chuẩn nhất, cô nói mỗi trò cùng đưa ngón tay trỏ ra trước miệng, bật âm đến khi lưỡi chạm ngón tay là chính xác. “Muốn làm cách này, các em nhớ rửa tay sạch nha”, HS dưới lớp cười khúc khích. Để HS không quên những từ cần thêm “es”, cô ngân nga “Osin chạy xe SH dỏm”, tương ứng với các từ sẽ kết thúc bằng o-s-ch-x-sh-z. Để HS nhớ những từ cần bật âm /s/ trong phát âm, cô nghĩ ra câu “Thèm cafe phở tái”, tương ứng từ có tận cùng là “Th-K-P-T”.

Và cũng chỉ vì học trò của mình, cô Văn Trịnh Quỳnh An, GV môn văn, Trường THPT Gia Định được học trò thân thương gọi là “Ankipedia” – ví như từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ai cũng có thể xem, có thể kết nối. Cô An còn có biệt danh “cóc mẹ” xuất phát từ việc cô lấy trò làm trung tâm, luôn quan sát điểm mạnh điểm yếu của HS và tạo điều kiện cho các em phát triển điểm mạnh khắc phục điểm yếu. Để tiếp động lực cho trò, cô hay kể chuyện ngày xưa đi học, cô viết văn không bay bổng mượt mà, làm thơ cũng không giỏi. Bên cạnh đó, cô tổ chức dạy học theo dự án tích hợp liên môn, như cho HS thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm do chính các em làm ra và bán gây quỹ từ thiện. Với các bài học khô khan thuần kiến thức, cô chuyển thành game show để các em vừa học vừa chơi.

Những người thầy ấy, với sự tận tâm, năng động, sáng tạo đã mang lại hạnh phúc cho học trò mình, thắp sáng hơn cho tương lai của các em. Và hơn thế nữa, họ đã và đang thắp sáng niềm tin của mọi người vào đội ngũ nhà giáo, niềm tin vào công cuộc đổi mới GD hiện nay.

Đào to “công dân quc tế

Mục tiêu của ngành GD TP.HCM được xác định: “GD-ĐT là động lực quan trọng để TP.HCM phát triển bền vững và phấn đấu đến năm 2030, hệ thống GD-ĐT được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập với các nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đưa TP.HCM trở thành trung tâm GD-ĐT chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á”.

Để thực hiện mục tiêu này, Giám đốc Sở GD-ĐT, TS. Lê Hồng Sơn cho biết thành phố đã và đang tiếp tục xây dựng các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, có hệ thống thông tin quản lý GD-ĐT theo mô hình quản trị nhà trường; từng bước tổ chức cho HS được học tập và hoạt động cả ngày trong trường, có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến của thế giới nhằm đảm bảo phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện; có nền tảng tiếng Anh và tin học đạt chuẩn quốc tế, có thể chơi ít nhất một môn thể thao, có kiến thức cơ bản về âm nhạc, mỹ thuật, có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống, được phát triển năng lực theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp.

Thành phố sẽ tiếp tục phát triển mô hình trường học tiên tiến, chương trình dạy toán – khoa học tích hợp chương trình Anh & Việt Nam, đặc biệt chú trọng phương pháp học tập STEM, STEAM nhằm phát huy năng lực của HS. “Bên cạnh đó, thành phố vẫn luôn quan tâm đến GD mũi nhọn theo định hướng hội nhập quốc tế. Do vậy ngành luôn tiếp tục các chủ trương, giải pháp phát triển việc dạy và học tiếng Anh và tin học theo chuẩn quốc tế để HS có thể tiệm cận với GD tiên tiến của khu vực” – thầy Sơn cho biết thêm.

Là những người trực tiếp triển khai và thực hiện mục tiêu đổi mới GD, thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), cho rằng hiệu trưởng phải chính là người chủ động thổi luồng không khí mới mẻ đến đội ngũ của mình. Ngoài năng lực thiết kế chương trình, xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng phải là người có tư tưởng gợi mở trưng cầu ý kiến và quyết định mục tiêu sứ mệnh của trường mình. Nếu các giải pháp quản lý thiếu đồng bộ, tổ chức thiếu khoa học từ chỉ đạo đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, chăm lo đời sống GV, lắng nghe ý kiến của HS… thì kết quả đạt được không như mong muốn.

Cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11), cho rằng trong công tác quản lý cần tránh đi sâu vào hành chính, sự vụ; không nhằm quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, kế hoạch. Người hiệu trưởng phải có tinh thần chủ động đổi mới, có quyết tâm cao, tìm tòi giải pháp thực sự phù hợp. Hơn nữa, phải khơi dậy tinh thần cùng đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy cho tất cả các thành viên, cả GV lẫn HS.

Từ kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo trong quản lý GD của một quận vùng ven còn nhiều khó khăn, hiện đã “thay da đổi thịt” cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng phòng GD-ĐT quận 9 khẳng định, xã hội đang thay đổi không ngừng thì nhà giáo cũng phải thay đổi chứ không thể giậm chân tại chỗ. Do đó ngành GD quận 9 luôn theo dõi, nắm bắt tư tưởng, động viên kịp thời đội ngũ nhà giáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các trường đổi mới và đổi mới đúng cách. Có vậy HS sẽ hào hứng hơn – thầy cô giáo cũng hạnh phúc hơn.

Quang Huy

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)