Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tình người giữa trùng khơi

Tạp Chí Giáo Dục

“Gn 30 năm gn bó vi ngh đi bin, ngoài vic mưu sinh, tôi luôn đau đáu v nhng phn ngưi lênh đênh trên bin. Cha tôi cũng là mt ngư ph phi b mng gia trùng khơi, tôi hiu ni đau mt ngưi thân trong s bt lc nên bây gi h có ai cn là tôi luôn sn lòng cu giúp”, anh Mai Văn Dũng – thuyn trưng tàu cá QT 92129 TS, trú ti khu ph 7, th trn Ca Vit (Gio Linh, Qung Tr) bc bch.

Vi anh Mai Văn Dũng, cu đưc mt ngưi hon nn trên bin là góp phn tránh đưc ni đau cho nhiu ngưi thân ca h

1.Con tàu mang số hiệu QT 92129 TS cập cảng Cửa Việt vào thời khắc cận kề năm mới. Anh Mai Văn Dũng – thuyền trưởng phấn khởi nói: “Mình vươn khơi suốt cả năm rồi, bây giờ về để đón năm mới cùng gia đình và khâu vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm”.

Sinh năm 1974, lớn lên ở miền biển bãi ngang Cửa Việt, Mai Văn Dũng sớm làm quen với nghề chài lưới, với những con sóng dồn dập vỗ mạn thuyền. Cũng như nhiều chàng trai miền biển khác, hơn 16 tuổi, Dũng đã vững vàng trên con thuyền nhỏ vượt sóng vươn khơi đánh bắt cá tôm. Năm 1997, anh trở thành thuyền viên tham gia đội tàu đánh bắt xa bờ. Hai năm sau đó anh trở về tự gom vốn mua một con tàu nhỏ. Rồi cách đây 6 năm, anh mua được một con tàu lớn với công suất 700CV. Mỗi năm có tới 8 tháng, anh cùng các thuyền viên có mặt khắp các vùng biển Hoàng Sa, vịnh Bắc bộ, xung quanh đảo Cồn Cỏ để buông lưới nhùng đánh bắt cá ngừ, cá thu. Mỗi chuyến đi kéo dài 2 tuần lễ, tùy theo con nước và thời tiết để đoán định vùng nào có cá. Anh Dũng bảo: “Nghề biển thì chuyến được, chuyến mất. Cũng có nhiều chuyến biển, tàu tôi bị tàu lạ cắt và cướp mất lưới nhưng không vì thế mà nghỉ đi biển. Đã là ngư phủ thì biển là vườn nhà, mình vừa kiếm kế mưu sinh trên đó vừa giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

2.Nghề đi biển, chuyện gặp nạn trên biển thi thoảng vẫn xảy ra đâu đó. Anh Dũng nói, tuy những tai nạn ấy xảy ra không nhiều nhưng với mỗi người làm nghề, nghe đâu có hoạn nạn là tức tốc chạy đến, bởi lằn ranh sống chết trước biển rất mong manh và việc cứu người trên biển chỉ tính được bằng giây chứ không thể tính được bằng phút, bằng giờ. Còn nhớ cách nay không lâu, vào trung tuần tháng 11-2019, khi đang buông lưới ở gần khu vực đảo Cồn Cỏ thì nhận được tin báo qua bộ đàm có tàu anh Lê Hồng Nhung, quê ở Nghệ An đang gặp nạn, tàu bị cháy. “Lúc nhận tin, tàu tôi đang buông lưới nhùng. Tôi liền nghĩ cách nhanh nhất để cứu nạn cho tàu bạn. Lúc đó ước tính tàu anh Nhung cách điểm tàu tôi khoảng 6 hải lý (tầm 10 cây số), tôi quyết định chặt đứt số lưới đang buông, định vị trí tàu gặp nạn để chạy đi cứu họ”, anh Dũng đưa bàn tay trong lúc vội chặt lưới bị đứt sâu hoắm vừa liền sẹo, kể lại.

Cứu được các thuyền viên tàu bạn, làm các thao tác hô hấp nhân tạo và giúp bạn ổn định tinh thần nhưng anh Dũng chưa an tâm. Ban đầu anh định đưa các thuyền viên tàu bạn vào bàn giao ở đảo Cồn Cỏ nhưng nhận thấy họ vẫn còn hoảng loạn nên anh quyết định đưa vào cảng Cửa Việt để bàn giao lại cho lực lượng Đồn Biên phòng Triệu Vân nhằm có phương án chăm sóc y tế tốt nhất. Chuyến biển ấy, anh Dũng không chỉ trắng tay mà anh còn bị mất gần 4 ngàn mét lưới sau khi chặt để chạy đi cứu nạn đã bị trôi theo dòng hải lưu.

3.Giữa chiều cận Tết, anh Dũng cùng các nhân công vẫn miệt mài vá lại những tấm lưới cũ để chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm mới, bù lại số lưới đã bị mất. Trong câu chuyện với tôi, anh kể: “Thật ra việc cứu người luôn là nỗi niềm đau đáu trong tôi. Năm tôi 12 tuổi, cha tôi trong một lần đi biển, tàu đã vào đến gần bờ thì gặp sóng dữ lật úp. Dù rất gần bờ nhưng sóng quá lớn nên cha vĩnh viễn nằm lại với biển khơi. Lớn lên tôi luôn nghĩ, dù phải đánh đổi nhiều thứ thì tôi cũng sẽ cố gắng để những đứa trẻ khác không chịu nỗi đau như mình ngày ấy”.

Không riêng gì anh Dũng, các anh em của anh đều đau đáu việc cứu người. Anh trai anh Dũng – anh Mai Văn Dàn cũng là một ngư phủ nhiều lần vớt được những người gặp nạn trên biển và có lần cách đây vài năm anh đã cứu được một cô bé người Hà Nội trong lúc tắm biển bị sẩy chân. Hành động ấy đã được Bộ Giao thông Vận tải phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ giao thông”.

Mùa xuân luôn đem đến cho mọi người những niềm hy vọng mới. Với anh Mai Văn Dũng đó không chỉ là những chuyến biển được mùa mà còn là niềm hy vọng bình an cho những ngư dân vượt sóng vươn khơi mưu sinh và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Anh nói: “Anh em tôi thường tự bảo nhau, cuộc sống có khó nghèo thì cứu người vẫn là việc nên làm và cần làm. Dù có phải mất đi nhiều tài sản mà phải làm lụng suốt năm vẫn chưa bù nổi nhưng nếu có hoạn nạn xảy ra, tôi vẫn sẵn sàng để cứu họ”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)