Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy “đọc” là dạy tiếng hay dạy văn?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân mt s ý kiến xung quanh D tho chương trình ng văn mi, chúng tôi xin nêu mt vài suy nghĩ v quan nim dy “đc” là dy tiếng hay dy văn?

Hc sinh đc tác phm trong tiết hc môn văn. Ảnh: T.L

Có thể thấy, Dự thảo chương trình ngữ văn mới được thiết kế theo trục năng lực giao tiếp. Do hiểu các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) trong phạm vi quá hẹp nên một số người cho rằng chương trình nặng về “tiếng” mà nhẹ về “văn” hay “chương trình ngữ văn mà như chương trình dạy ngoại ngữ”. Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Liệu dạy đọc có phải chỉ là dạy tiếng hay không?

Khác với chương trình nội dung, chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực phải xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh để xác định nội dung dạy học. Với môn ngữ văn, năng lực của một học sinh phổ thông là gì nếu không phải là học sinh ấy biết đọc hiểu một tác phẩm, biết viết thành thạo các loại văn bản thông dụng, biết nói đúng, nói hay và biết nghe để hiểu chính xác thông tin. Nói cách khác năng lực phải được và chỉ được thể hiện qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe (có nước thêm kỹ năng nhìn – viewing và trình bày – presenting).

Các kỹ năng này cần được hiểu theo nghĩa rộng, chẳng hạn: “Đọc” không chỉ là đọc thành tiếng, đọc thầm mà còn là đọc diễn cảm, đọc hiểu, đọc thẩm mỹ, đọc sáng tạo. Đọc hiểu không chỉ là nắm được thông tin khách quan, bề nổi; thông tin hàm ẩn, chìm khuất sau câu chữ văn bản (thông điệp nằm trên, giữa và ngoài dòng chữ), mà hiểu còn là sự “vỡ ra”, thấu hiểu con người, sự việc trong văn bản. Quan trọng hơn là còn hiểu ra, ngộ ra về chính bản thân mình; từ đó mà buồn hay vui; yêu thương hay căm giận… Giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tình cảm qua văn học cũng từ đây mới lâu bền và sâu sắc. Nói cách khác, nhiệm vụ, chức năng và sứ mệnh cao cả của dạy học ngữ văn trong giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người chỉ được thực hiện tốt thông qua việc đọc của học sinh. Mà để đọc hiểu một văn bản thì trước hết phải dựa vào văn bản, dựa vào câu chữ, ngôn từ, hình thức biểu đạt… nên phải có hiểu biết chắc chắn về tiếng Việt. Không qua đọc và bằng việc đọc của chính người học, mọi sự giáo dục ở môn học này đều kém hiệu quả.

Đánh giá năng lực ngữ văn lại cũng phải căn cứ vào kết quả đọc, viết. Học sinh phải nói ra, viết ra nội dung hiểu của mình qua đọc một văn bản nào đó. Lâu nay giáo viên thường đọc hộ học sinh, phân tích và cảm thụ hộ người học. Nếu không hiểu trực tiếp từ đọc, học sinh chỉ có thể nói vu vơ và chép lại văn mẫu. Ngoài ra, một yêu cầu khác quan trọng không kém yêu cầu hiểu là cách đọc. Phải hình thành và phát triển cho học sinh năng lực biết đọc để các em có thể tự khám phá, tự đọc và học suốt đời.

Như thế, dạy “đọc” nêu trong dự thảo chương trình chính là dạy văn, thay cho hoạt động thầy giảng văn cho học sinh nghe lâu nay, chứ không đơn giản là dạy tiếng Việt. Để phát triển năng lực đọc, thầy giúp cho học sinh biết cách đọc qua một tác phẩm cụ thể. Và học sinh cũng không chỉ cần đọc hiểu văn bản văn học, mà trong cuộc sống các em phải tiếp xúc, phải đọc rất nhiều văn bản thông tin và văn bản nghị luận. Với ý nghĩa đó, chương trình lấy 4 kỹ năng làm trục để phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ, nhân văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)