Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giúp trẻ em đến với sách trong thời công nghệ số

Tạp Chí Giáo Dục

Gia thi đi công ngh s, m mt ra t ngưi ln đến tr em đu có thói quen đi tìm thiết b công ngh, đ làm phong phú thêm s hiu biết ca mình, cũng như là nhu cu gii trí tt yếu ca thi hin đi, khi sân chơi, công viên cng đng gim dn din tích. Ngưi ln thì smartphone, tr em thì ti vi, iPad, vi bao chương trình m, cp nht thu hút s tò mò ca đa s tng lp qun chúng…

Mt gi đc sách cùng tr ca giáo viên mm non

Một số phụ huynh bận rộn với công việc như bán hàng, công nghệ thông tin, truyền thông, cần đến việc sử dụng điện thoại máy tính là không thể tránh khỏi. Những giá trị lợi ích từ việc chia sẻ tin tức, kết nối trên mạng xã hội, cho tới những hiệu quả kinh doanh trên các trang bán hàng online mang về những giá trị nhất định không nhỏ cho người dùng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, đó cũng là những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình, đến sự phát triển thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ em, khi cả gia đình cùng sống chung với công nghệ số, những khi cha mẹ bận việc, giao cho con mình bất kỳ thiết bị công nghệ nào mà con thích. Chính vì những điều đó, vô tình là chiếc cầu nối cho trẻ em của thời đại 4.0, bệnh về mắt nhiều hơn, với những hệ quả đáng báo động, khi nhìn các em học sinh hiện nay với cặp mắt kính cận dày cộm. Chưa kể, việc tiếp xúc với màn hình điện thoại, ti vi, máy tính nhiều, trẻ sẽ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển, và vô số những ảnh hưởng tâm sinh lý lên trẻ em nhất định, với nguồn thông tin trên Youtube mà người lớn không thể nào kiểm soát, hoặc bảo vệ con mình kịp thời được, khi trẻ tò mò chạm vào những video phản cảm, tiêu cực.

Là một cô giáo mầm non, và cũng là một người mẹ, tôi và các bậc phụ huynh trong lớp đều cảm nhận được những điều đó và thật sự rất lo lắng, khi ai cũng nhận ra, nhưng giải quyết, khắc phục những vấn đề này, là cả một quá trình nghiêm túc và cần phải thực hiện đồng bộ. Quá trình đó cần sự thấu hiểu tầm quan trọng của việc thay đổi những thói quen, đề ra những phương pháp, những quy định, giới hạn, cho mỗi gia đình, để sống  chung trong thời đại của công nghệ, nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống lành mạnh và an toàn cho trẻ em.

Trong chương trình giáo dục mầm non, có những giờ cô giáo đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tăng cường vận động cơ thể, trải nghiệm với thiên nhiên, trò chuyện với bạn bè. Tôi đem những điều đó để chia sẻ với phụ huynh, và đặc biệt là việc cho trẻ mầm non làm quen với những trang sách từ rất sớm, có thể trẻ chưa biết đọc chữ phụ huynh và cô giáo sẽ có một vai trò lớn trong việc giúp trẻ làm quen với các hình ảnh trên trang sách. Trẻ chưa biết đọc chữ, sẽ tư duy qua hình ảnh minh họa, cảm nhận qua giọng đọc của cha mẹ, của cô giáo, từ đó sẽ phát triển rất nhiều mặt cho trẻ như nhận thức – ngôn ngữ – tình cảm xã hội – lẫn thể chất. Bởi đó là một quá trình giao tiếp của cha mẹ dành cho con, của tình yêu thương, sự giáo dục từ gia đình rất quan trọng, và sự giáo dục ngay từ những ngày đầu tiên của cha mẹ lại vô cùng ý nghĩa hơn, mang lại thói quen tốt, những kỹ năng xã hội chuẩn mực của người Việt, thì khi đến trường – trên nền tảng đã được cha mẹ xây dựng từ khi ở nhà, trẻ sẽ hợp tác với thầy cô giáo, trở nên tự tin hơn khi đến trường.

Nhằm để giúp trẻ giảm bớt thời gian tiếp xúc với công nghệ, với những thiết bị thông minh, xem giải trí – học tập chừng mực, trong giới hạn cho phép. Giúp trẻ phát triển đồng bộ về thể lực, không gây tác hại đến sức khỏe của các em. Rất cần sự tương tác, đồng hành của gia đình và nhà trường là việc làm cần thiết, nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp cho thế hệ tương lai mai sau.

Ở trường, các thầy cô giáo có những giờ cho các em đọc sách, từ mầm non cho tới các bậc học lớn hơn, thì khi về nhà mỗi ngày phụ huynh nên dành những khung giờ nhất định cho trẻ em trải nghiệm với những cuốn sách. Muốn làm được những điều đó, thì cha mẹ phải là người nói không với thiết bị công nghệ số trong những bữa cơm gia đình, giờ dạy con học, giờ lao động dọn dẹp nhà cửa, có như vậy thì chúng ta mới hướng trẻ em đến được với những trang sách, với những cảm nhận từ cuộc sống thật, của tình cảm gia đình, của những điều thú vị trong cuộc sống qua giao tiếp bằng lời nói, lắng nghe được những âm thanh từ cuộc sống chung quanh, nhất là tạo nên thói quen đối diện với trang sách ra mỗi ngày.

H Xuân Đà

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)