Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

10 bài học sống khỏe của hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Tạp Chí Giáo Dục

Hòa thượng Yan Lei ở Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc, tuổi 43 sức khỏe dẻo dai và linh hoạt như tuổi thanh niên nhờ nhiều năm luyện tập khí công, sinh hoạt điều độ.

 

Theo Bright Side, nhà sư Yan Lei đúc kết 10 kinh nghiệm sống vui, sống khỏe và sống thọ.

– Đừng suy nghĩ quá nhiều. Suy nghĩ mất năng lượng. Suy nghĩ cũng khiến bạn già đi trông thấy.

– Đừng nói quá nhiều. Hầu hết mọi người chỉ có thể nói hoặc làm. Tốt hơn là nên làm.

– Khi làm việc nên tập trung làm 40 phút, sau đó dừng 10 phút. Khi bạn nhìn vào màn hình máy tính suốt thời gian hay tập trung cao độ trong thời gian dài có thể làm mắt yếu đi, ảnh hưởng đến nội tạng và sự bình yên của tâm trí.

10-bai-hoc-song-khoe-cua-hoa-thuong-thieu-lam-tu

Hòa thượng Yan Lei tập khí công để rèn sức khỏe. Ảnh: Y.L

– Cảm giác hạnh phúc đáng nâng niu nhưng bạn nên biết tiết chế sự hạnh phúc. Nếu bạn mất kiểm soát hạnh phúc có thể phá hỏng dòng chảy năng lượng bên trong bạn.

– Đừng lo lắng hay giận dữ quá mức bởi những cảm xúc này tạo sự co thắt không cần thiết dẫn đến bệnh về gan và đường ruột.

– Đừng ăn quá nhiều, hãy biết dừng khi vừa đủ no. Ăn nhiều tạo áp lực lên thành ruột, hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực và đe dọa tổn hại đến lá lách. Khi cảm thấy đói, bạn hãy ăn một chút.

– Khi làm việc, đừng lo lắng quá nhiều, cứ đi bền bỉ sẽ đến đích. Đừng lãng phí năng lượng vào việc lo lắng.

10-bai-hoc-song-khoe-cua-hoa-thuong-thieu-lam-tu-1

Sự kết hợp giữa vận động thể chất và tinh thần giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Ảnh: YL

– Hoạt động thể chất là tốt. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp thiền định để kiểm soát hơi thở hay khí công. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ xưa tích hợp tư thế cơ thể qua chuyển động nhẹ nhàng, kỹ thuật thở và tập trung ý nghĩ giúp bạn cảm nhận sự cân bằng bình yên từ bên trong. Tập luyện nên kết hợp các hoạt động thể chất và các bài tập về hơi thở, ý nghĩ giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh.

– Nếu bạn chỉ chăm chú vào thiền định mà quên mất hoạt động thể chất thì nguồn năng lượng cho cơ thể cũng bị hạn chế.

– Khí công không chỉ dành riêng cho các nhà sư, nó thuộc về tất cả mọi người. Dù trẻ hay già, chúng ta đều có tâm trí và cơ thể được rèn luyện để đạt sức khỏe tối ưu, sự bình an trong tâm trí và sự dẻo dai linh hoạt để tận hưởng mỗi ngày mà cuộc sống mang đến.

Khánh Ly/ VNE

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)