Trước thực trạng đó, cô Hoàng Mai Hà (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THCS Huỳnh Bá Chánh, Q.Ngũ Hành Sơn) cùng hai học sinh lớp 9/1 là Hà Bùi Tiểu Nguyệt và Ngô Lê Hà Thanh đã nghiên cứu, thực hiện dự án “Chế tạo các sản phẩm hữu dụng từ bột đá phế thải ở làng đá Non Nước Đà Nẵng”. Dự án đã đoạt giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học, năm học 2019-2020.
Để bảo vệ môi trường sống, cô Hoàng Mai Hà cùng hai học sinh Hà Bùi Tiểu Nguyệt và Ngô Lê Hà Thanh (Trường THCS Huỳnh Bá Chánh) đã thực hiện thành công dự án “Chế tạo các sản phẩm hữu dụng từ bột đá phế thải ở làng đá Non Nước Đà Nẵng”
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, ba cô trò liền đưa vào thử nghiệm thực tế để khảo sát, đánh giá các tính năng của sản phẩm. Tiểu Nguyệt cho biết: “Đối với chậu cảnh, chúng em cung cấp cho người làm vườn sử dụng. Còn tượng tô màu, chúng em đưa vào thử nghiệm trong các giờ học ngoại khóa môn mỹ thuật. Với tượng trang trí, chúng em giới thiệu cho người dân địa phương sử dụng. Qua ý kiến của người sử dụng, so sánh, đánh giá với các sản phẩm hiện có trên thị trường, chúng em nhận được nhiều phản hồi tích cực về tính năng ưu việt của sản phẩm, tính thân thiện bảo vệ môi trường và tính hiệu quả kinh tế cao”. Hà Thanh nói thêm: “Với số lượng khoảng 80 ngàn chậu cảnh được bán trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn Q.Ngũ Hành Sơn, nếu tận dụng bột đá phế thải để tạo nên sản phẩm sẽ tiết kiệm được 384 tấn cát khai thác ngoài thiên nhiên và sẽ xử lý được 336 tấn bột đá phế thải đổ đống ngoài trời”.
Một số tượng được nhóm đưa vào thử nghiệm trong giờ học ngoại khóa môn mỹ thuật
Bằng quy trình thực hiện đơn giản, sản phẩm làm ra đảm bảo thẩm mỹ, độ bền, không lem, phai màu hứa hẹn mang lại việc làm và thu nhập, giúp người dân địa phương ổn định cuộc sống. Nhóm thực hiện mong muốn dự án sẽ được phát triển, đưa vào ứng dụng thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. “Chúng em mong muốn có thể cung cấp sản phẩm tượng tô màu cho các trường mầm non, tiểu học và có một gian hàng trưng bày các sản phẩm. Đó là nơi mọi người vừa tham quan, vừa tô tượng, nghe hướng dẫn và có thể tự tay làm ra các sản phẩm”, Tiểu Nguyệt bộc bạch.
Bài, ảnh: Hàn Giang
Bình luận (0)