Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD-ĐT Hà Nội số bài thi bị điểm liệt giảm đáng kể so với năm trước, chủ yếu ở môn toán và tiếng Anh. Ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, cho biết: “Điều đáng mừng là mức điểm liệt giảm rõ rệt. Cụ thể, nếu như năm ngoái cụm thi tốt nghiệp của tỉnh có tới hơn 200 điểm liệt thì năm nay chỉ còn hơn chục trường hợp, tập trung chủ yếu ở thí sinh (TS) tự do.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại cụm thi tốt nghiệp tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Đăng Nguyên
Theo ông Huy, để có kết quả này, cả năm học qua các trường THPT trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung vào việc “gỡ liệt” cho học sinh dự thi THPT quốc gia. Thậm chí, trường nào có nhiều học sinh bị điểm liệt thì trường đó sẽ bị trừ thi đua. Tại cụm thi Sở GD-ĐT Hòa Bình chủ trì, môn toán có nhiều TS bị điểm liệt nhất: 29 người; 6 TS điểm liệt môn văn; 2 TS điểm liệt môn địa.
|
|
Cân nhắc lựa chọn trường vừa sức xét tuyển
Theo PGS-TS Võ Văn Minh, Trưởng ban Đào tạo Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), chủ trì cụm thi Quảng Ngãi, với kết quả hiện tại tỷ lệ tốt nghiệp ở cụm thi Quảng Ngãi vẫn sẽ cao vì ngoài kết quả thi còn tính điểm trung bình cả năm lớp 12 cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Tuy nhiên, nếu sử dụng kết quả này để xét tuyển ĐH, CĐ thì các TS cần phải cân nhắc cẩn thận để lựa chọn các trường vừa sức nộp đơn dự tuyển.
Diệu Hiền
|
|
|
Do địa phương nào cũng giảm mạnh số TS bị điểm liệt nên theo lãnh đạo các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp sẽ tăng hơn so với năm trước.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết: “Phổ điểm tốt nghiệp THPT của tỉnh năm nay không khác biệt so với năm trước và tỷ lệ tốt nghiệp THPT tương tự (khoảng 94 – 95%). Đại diện Sở GD-ĐT Điện Biên cũng cho hay phổ điểm năm nay nhích hơn một chút so với năm trước.
Với mức điểm như vậy, ông Ngô Văn Chất tin rằng tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Ngoài ra, với cách tính điểm tốt nghiệp THPT như hiện nay thì điểm thi cũng chỉ quyết định 50% giá trị khi xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được tính dựa trên điểm bài thi 4 môn cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 chia đôi, sau đó cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có). Do vậy, nhìn vào dữ liệu điểm thi, mức điểm dưới trung bình tuy nhiều nhưng không nhất thiết học sinh nào cũng phải đạt trung bình mỗi môn 5 điểm mới tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 Bộ GD-ĐT quyết định mức điểm liệt là 1. Như vậy, nếu TS dù đủ tổng điểm 4 bài thi đỗ tốt nghiệp, nhưng có một bài thi chỉ được 1 điểm thì cũng sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Từ năm 2015, bằng tốt nghiệp THPT của các TS sẽ không xếp loại giỏi, khá, trung bình… và cũng không phân biệt TS tốt nghiệp hệ THPT hay GDTX mà chỉ có công nhận đã tốt nghiệp.
Phúc khảo bài thi trong 10 ngày
Bộ GD-ĐT quy định, mọi TS đều có quyền xin phúc khảo bài thi và phải nộp lệ phí phúc khảo theo quy định. Sở GD-ĐT nhận đơn phúc khảo của TS trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu TS xin phúc khảo bài thi đến hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.
Đối với phúc khảo bài thi tự luận, bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo. Nếu có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định. Đối với phúc khảo bài thi trắc nghiệm thì điểm chấm lại của tổ phúc khảo là điểm thi chính thức của TS trong kỳ thi.
Tuyết Mai
|
Tuệ Nguyễn (TNO)
Bình luận (0)