Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nơi tạo ra “những ngày hội” khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc ví như mt “ngôi nhà chung”, ươm mm cho nhng đam mê nghiên cu khoa hc tr, nhiu năm qua Câu lc b (CLB) Hóa hc Trưng THPT Th Thiêm (TP.HCM) luôn là mt sân chơi, khơi lên nhng hng thú vi môn hc cho hc sinh trong trưng.

Hc sinh nghiên cu ti “Trang tri hóa hc”

Bằng nhiều chuyên đề, các dự án gắn liền với chương trình học và những bài học thực tiễn, CLB Hóa học không chỉ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mà qua những thí nghiệm còn mang đến cho các em sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống.

“Hóa hc luôn tn ti xung quanh chúng ta”

Cô Trần Thị Công Danh (giáo viên môn hóa học Trường THPT Thủ Thiêm, Chủ nhiệm CLB) đã nói như thế khi chia sẻ về CLB Hóa học. Theo cô Danh, thực tế học sinh luôn nghĩ rằng hóa học chỉ là lý thuyết, đơn thuần là những công thức khô khan và xa rời, chẳng có chút gì liên quan và ảnh hưởng đến cuộc sống. Học là học vậy thôi. “Khi học hóa, học sinh mới chỉ nhìn thấy những công thức, những chất, những lượng khô khốc. Các em thậm chí còn băn khoăn rằng, hóa học đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống ngoài việc tồn tại những phản ứng trong phòng thí nghiệm. CLB ra đời trước tiên mong muốn mang đến cho các em một cái nhìn khác về môn hóa. Đó là cái nhìn thực tiễn”, cô Danh cho biết.

Với phương châm như thế, những chuyên đề ngoại khóa, các dự án nhỏ được CLB xây dựng đều đi lên từ kiến thức hóa học các khối nhưng gắn liền với những hiện tượng trong cuộc sống. Đó là dự án nuôi tinh thể muối, cách tạo muối có màu, hoạt động Rung chuông vàng cho học sinh khối 10; dự án làm son, lên men rượu, dấm, nghiên cứu phân loại sự ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đời sống cây trồng trong kiến thức khối 11; tự chế xà phòng, nghiên cứu chất tạo nạc có trong thịt heo, chất curcumin trong củ nghệ dành cho học sinh khối 12… “Xa hơn cả những trải nghiệm mang đến cho học sinh, đó là các em hiểu được rằng hóa học thật ra rất gần gũi, vượt ra ngoài kiến thức sách vở, hóa học luôn ở đâu đó xung quanh các em. Đó có thể là cách tạo ra những bánh xà phòng tắm mà các em dùng hàng ngày, là thỏi son mà các bạn nữ yêu thích, là lọ dấm mà mẹ vẫn dùng trong bếp, chai rượu ba vẫn uống. Thậm chí hóa học còn đi vào cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm…”, cô Danh phân tích.

Khác với các CLB đơn thuần, phần nhiều chỉ dành cho học sinh có đam mê và tố chất, điều đặc biệt trong các chuyên đề, thí nghiệm mà CLB Hóa học xây dựng đó là đảm bảo cho học sinh mỗi khối, bạn nào cũng được tự mình trải nghiệm. “Mỗi khối sẽ có 2-3 chuyên đề được xây dựng mỗi năm, tùy vào thực tế bài học. Mỗi một chuyên đề của từng khối như thế không khác gì một ngày hội hóa học vậy”, cô Trần Thị Yến Phượng (Tổ trưởng Tổ hóa học) chia sẻ.

Ươm mm ngh nghip

Đây là khẳng định của thầy Nguyễn Tấn Tài (Hiệu trưởng nhà trường) khi nói về CLB Hóa học. Thầy Tài cho biết những hoạt động của CLB luôn giáo dục theo hướng STEM. “Ngoài việc tạo ra sân chơi, khơi lên đam mê nghiên cứu khoa học ở học sinh, điều quan trọng là từ những chuyên đề sẽ khiến học sinh phải chủ động tìm kiếm kiến thức, qua đó giúp định hướng nghề nghiệp cho các em để tránh chọn lầm nghề mà mình không thích”, thầy Hiệu trưởng nhấn mạnh.

 
Hc sinh đang nghiên cu làm xà phòng và sn phm hoàn thin

Bên cạnh sự hiểu biết về những hiện tượng trong cuộc sống, qua những chuyên đề gắn liền với thực tế còn mang đến cho học sinh những kiến thức để tự bảo vệ bản thân. “Trong dự án làm son môi, xà phòng bằng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn như dầu dừa, sáp ong, hoa quả, điều đầu tiên các em được tìm hiểu đó là tác hại của son công nghiệp chứa chì đối với cơ thể. Qua đó, giáo dục các em hãy biết làm đẹp một cách có kiến thức. Hay dự án tìm hiểu về chất tạo nạc có trong thịt heo, lại đòi hỏi các em phải tự mình mày mò tìm hiểu về chất tạo nạc. Để nhận ra rằng, chất tạo nạc còn chứa trong thực phẩm chức năng để giảm cân. Khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trí não”, cô Danh chia sẻ.

Ngoài những chuyên đề riêng biệt cho từng khối, đặc biệt “Trang trại hóa học” được coi là ngày hội hóa học của toàn trường. Bằng hình thức kiểu trại trạm, các em sẽ giải phương trình phản ứng bằng cách giải mật thư, học kiến thức hóa học từ những trò chơi. “Cho học sinh trực tiếp thực hiện những thí nghiệm hóa học nhưng không theo hướng truyền thống mà theo hướng chủ động tìm kiếm, phải giải quyết vấn đề. Từ đó, khuyến khích các em tự tìm hiểu kiến thức, như thế kiến thức sẽ dễ dàng truyền tải hơn và cũng ăn sâu hơn”, cô Danh cho biết.

Yến Hoa

 

 

Bình luận (0)