Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trang bị kiến thức xanh hóa trong đào tạo nghề

Tạp Chí Giáo Dục

An toàn lao đng khi thc hành ca hc sinh, sinh viên trưng ngh cũng là mt trong các điu kin hưng đến xanh hóa đào to ngh

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tập huấn về xanh hóa đào tạo nghề cho giáo viên các trường CĐ-TC trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của chương trình tập huấn nhằm hướng đến xây dựng kế hoạch hành động 5 năm về xanh hóa đào tạo nghề tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023 do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với GIZ thực hiện. Cụ thể, tại chương trình, các giáo viên được chuyên gia cung cấp những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc đáp ứng yêu cầu mới. Theo đại diện GIZ, một hệ thống đào tạo nghề xanh với nhiều nhân tố mới gồm tích hợp các yêu cầu xanh vào chương trình đào tạo nghề, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, trường nghề triển khai các phương pháp quản trị và vận hành đào tạo, cơ sở vật chất thân thiện với môi trường… Trước đó, hiệu trưởng các trường nghề ở TP.HCM cũng đã tham dự chương trình tập huấn này nhằm nắm những định hướng quan trọng trong việc lồng ghép yếu tố xanh vào các hoạt động của đơn vị.

Chuyên gia tư vấn xanh hóa đào tạo nghề của Đức, TS. Klaus-D.Mertineit cho rằng Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để đào tạo nghề xanh. Cụ thể là Chính phủ đã có chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Trường nghề là nơi đào tạo kỹ năng xanh cho người lao động, mà để đào tạo hiệu quả thì trước hết phải cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên. Kế đến là môi trường, cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên… Xanh hóa trong đào tạo nghề bắt buộc các xưởng thực hành, phòng học phải xanh. TS. Klaus-D.Mertineit khẳng định: “Xanh hóa đào tạo nghề ở Đức đã có hàng chục năm, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững”.

ThS. Hồ Nguyên Khoa (Hội Cơ khí Việt Nam) đánh giá xưởng thực hành ở một số trường nghề chưa đảm bảo các yếu tố an toàn lao động, vệ sinh, đặc biệt là biện pháp xử lý chất thải rắn từ các máy phay, tiện… “Đến phòng thực hành, sinh viên không mang kiếng bảo hộ khi đứng máy tiện thì không thể nói là an toàn, mà đây là một trong những điều kiện không thể thiếu để thực hiện xanh hóa đào tạo nghề”, ThS. Khoa chỉ rõ. Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ, xanh hóa đào tạo nghề không khó nếu xây dựng được khung kỹ năng xanh chuẩn quốc gia để các trường thực hiện. Tương tự, đại diện một trường TC tại TP.HCM cho rằng không có một chuẩn nào cho xanh hóa đào tạo nghề thì chẳng khác nào hô khẩu hiệu, mạnh ai nấy làm thiếu tính khoa học, không đạt được mục tiêu đề ra. “Xanh hóa liệu có thực hiện được khi một số trường hiện còn sử dụng thiết bị đào tạo cũ kỹ, lạc hậu hao tốn năng lượng điện”, vị đại diện trường TC này nói.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết việc trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như định hướng lồng ghép các nội dung trong xanh hóa đào tạo nghề là thật sự cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực đóng góp cho nền kinh tế xanh. Để làm được điều này, bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải chủ động hành động từ những việc đơn giản nhất, từ đó lan tỏa đến tập thể, sinh viên.

T.Anh

 

Bình luận (0)