Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Về một trường học an toàn – học sinh hạnh phúc – cha mẹ an tâm

Tạp Chí Giáo Dục

Cha m nào chc chn cũng có chung ni lo lng, đó chính là s an toàn cho tr khi trưng, khi hin nay có khá nhiu tin tc v vn đ an toàn cho tr khi trưng. Trưc tình hình đó, thì vic luôn quan tâm, theo dõi vic hc, vic vui chơi ca con trưng tr nên vic làm không ch dành riêng cho thy cô giáo. Mi ngưi cùng nhau góp ý xây dng môi trưng an toàn cho con tr, đ ni ca tr thơ tươi vui mãi trong sut nhng ngày cp sách đến trưng.

Nim vui khi đến trưng ca các bé mm non

Với bậc học mầm non, các cháu nhỏ luôn được các cô giáo theo dõi, chặt chẽ một cách tối đa, nhất là trong những giờ hoạt động vui chơi ngoài trời. Hai cô giáo trong một lớp phải luôn có nhiệm vụ bám sát và vui chơi với trẻ, để kịp thời phát hiện những tình huống bất ngờ gây nguy hiểm cho trẻ, và giáo dục ngay hành vi ứng xử không đúng của trẻ. Đó là một trong những điều lệ chuyên môn của trường mầm non, hầu hết mỗi năm học các cô đều ôn lại kiến thức này. Nhưng cũng có vài trường hợp xảy ra, ngay cả khi cô giáo quan sát từ giờ ăn, giờ chơi, cho đến giấc ngủ, cũng chưa vừa lòng nhiều bậc phụ huynh khó tính, khi con cái họ không may xảy ra tai nạn thương tích hy hữu, với rất nhiều sự nghịch ngợm, không biết được chuyện gì sẽ xảy ra của các con.

Phải nói rằng, ở bậc học mầm non, dù đi học trẻ có va chạm với bạn, như cào, đánh nhau, nhưng mức độ không nguy hiểm đáng sợ như những cấp học lớn hơn, vì trẻ luôn được sự bao quát của người chăm sóc, của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề này luôn làm các cô giáo mầm non suy nghĩ nhiều, bận tâm lắm mỗi khi chăm sóc trẻ ở trường, vì hiểm nguy luôn rình rập trẻ mọi lúc mọi nơi, ngay cả một món đồ chơi, cây viết chì, hộp đất nặn, cái kéo, nước uống, thức ăn có khi cũng trở thành những mối nguy hại đáng sợ. Nhưng nhờ sự quan sát mọi lúc mọi nơi mà nguy cơ giảm thiểu một cách tối đa nhất. Chính vì điều này, mà khi gửi con ở bậc học mầm non, cha mẹ vẫn luôn yên tâm hơn, về các mặt sinh hoạt, học tập và vui chơi.

Cho tới khi, trẻ bước qua môi trường mới đó là trường tiểu học, thì với hình thức hoạt động đặc thù của cấp học này, học tập là chính, cho nên giáo viên chủ nhiệm chỉ quản trẻ trong giờ lên lớp dạy học. Còn lại những giờ khác như ra chơi, lúc vào lớp… Trẻ phải tự lực trong sinh hoạt của mình. Nói đến đây, chắc là các bậc cha mẹ cũng rất ưu tư hầu như tất cả ở sân chơi của trường tiểu học, và giờ vào lớp khi giáo viên chưa đến. Những phụ huynh đã từng nán lại để quan sát các cháu trong thời điểm này, sẽ phải nhận ra ngay những bất cập, mà dường như người lớn chúng ta không để ý đến. Những lo lắng của các cha mẹ thường là những câu nói với nhau: Trẻ con chạy nhảy vui đùa như thế này thì quá nguy hiểm, con trẻ vui đùa như chạy xe không thắng thế này thì rất dễ xảy ra chuyện, ai sẽ là người giám sát, để nhằm giảm bớt sự đam mê quá trớn của trẻ. Và rất nhiều câu nói thể hiện lo lắng khác nhau ở mọi góc độ, cách nhìn nữa, nhưng hầu như rất ít người trực tiếp ý kiến với nhà trường, do tâm lý chung không thích bị chú ý.

Hiện nay, vai trò của thầy giám thị hoạt động ra sao, các cô bảo mẫu của trường tiểu học chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lúc ở trường như thế nào? Không thể nào, chúng ta để trẻ con mới vào lớp một, tự do chạy nhảy vui đùa giữa một giờ ra chơi náo nhiệt, với cầu thang, và rất nhiều hiểm nguy rình rập khác, đi cùng những tình huống phức tạp từ khách quan, đến chủ quan?

Một vài trường hợp mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ khi ở trường đã xảy ra mà chúng ta đã theo dõi, nghe, thấy qua báo đài. Từ mầm non cho đến tiểu học – trung học và cả đại học. Nếu vào Google tìm kiếm sẽ cho ra rất nhiều kết quả khiến chúng ta không thể không hoang mang. Tôi nghĩ rằng một ngôi trường hạnh phúc phải là một ngôi trường an toàn, ấm áp nhất, ở đó thầy, cô, ban giám hiệu cùng các nhân viên nhà trường phải chăm sóc dưỡng dục trẻ như một gia đình, như ông bà, cha mẹ quan tâm niềm vui của con cháu, tìm cách cho con mình được sống trong một môi trường bình an nhất, và bảo mẫu cũng như là người dì, người cô chăm sóc con cháu, các nhân viên y tế, bảo vệ đều thấu hiểu rằng nụ cười của trẻ ở trường là hạnh phúc của chính mình.

Đ to nên mt môi trưng an toàn cho tr, chúng ta phi nhìn nhn vào thc tế ca trưng mình, đánh giá nhng nguy cơ nào có th xy ra và đ ra phương hưng khc phc. Vic “mt bò mi lo làm chung”, dưng như không phù hp na, chúng ta hãy bt tay vào ngay t thi đim va bt đu năm hc này, đ mi cp hc đu có nhng gi ra chơi an toàn tuyt đi, tr có th vui đến trưng rng r, và cha m cũng thôi bt ưu tư, thy cô có thêm nim tin đ tn tâm tn lc, vi công vic ươm mm cho ngun nhân lc tương lai ca đt nưc.

Trong mỗi cấp học đều cần sự quan tâm an toàn cho trẻ, bậc học mầm non vẫn đang từng bước nỗ lực để là nơi ba mẹ an tâm khi gửi con em mình. Bậc học tiểu học chắc chắn cũng mong mỏi điều ấy. Nhưng hình như chúng ta còn hơi chủ quan cho rằng trẻ có thể tự vượt qua, tự vui chơi, và tự xử lý các vấn đề xảy ra. Và tự lập cũng là việc nên rèn luyện cho trẻ, tập cho trẻ có kỹ năng vui chơi, thân thiện, đoàn kết, an toàn. Tuy nhiên, bất cập ở đây là, độ tuổi của trường tiểu học với sự hiểu biết kiến thức kỹ năng an toàn khác nhau, không đồng nhất giữa trẻ cuối cấp và đầu cấp. Một số trẻ thì rất có khả năng tự bảo vệ an toàn cho mình, ngược lại cũng có một số trẻ rất nghịch ngợm, hiếu động, ưa bay nhảy, nhưng chưa biết lường trước tai nạn có thể xảy ra. Thì việc cần có một vài người quản lý ở các khu vực của giờ ra chơi vẫn là điều nên thực hiện. Quan sát trẻ vui chơi, và kịp thời phát hiện xử lý những tình huống cấp bách phát sinh như té ngã, xô đẩy, đánh nhau, rượt đuổi, và cả dấu hiệu thể trạng sức khỏe của các cháu.

Với trẻ con, độ tuổi rất mê vui chơi, đùa giỡn với bạn bè, trẻ sẽ không lường trước được những gì có thể xảy ra, thì người lớn chúng ta phải chú ý đến điều này, sắp xếp phân chia việc quản lý trẻ cho từng khối lớp, không để trẻ vui chơi, mà đinh ninh rằng, chủ quan rằng tất cả đều ổn. Một đứa trẻ hiếu động thì rất dễ xảy ra chuyện, và ngay cả một đứa trẻ thụ động cũng cần được giúp đỡ khi gặp phải những khó khăn khi giao tiếp vui chơi với bạn.

H Xuân Đà

 

Bình luận (0)