Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trang bị kiến thức “phòng thân” cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Lp hc di sang phòng thư vin, hc sinh đưc tri nghim cnh đng đt, núi la phun trào qua thí nghim, dng c trc quan…, đó là nhng hot đng thú v trong tiết hc đa lý ca hc sinh lp 10C5 Trưng THPT Phú Nhun (TP.HCM), đưc cô Nguyn Th Tho (giáo viên b môn đa lý) xây dng qua bài hc “Thc hành: Nhn xét v s phân b các vành đai đng đt, núi la và các vùng núi tr trên bn đ”.

Hc sinh thc hin thí nghim núi la phun trào trong tiết hc

Trong tiết học, học sinh được chia thành 3 nhóm, tìm hiểu và thuyết trình về các hiện tượng: núi lửa, động đất, sóng thần. Tuy nhiên, khác với tiết học truyền thống, trong tiết học này, học sinh được thoải mái vừa học vừa tìm kiếm, lựa chọn những cuốn sách có liên quan đến kiến thức bài học ngay tại thư viện. Bên cạnh đó, tiết học còn sử dụng những dụng cụ do học sinh thiết kế như quả địa cầu làm từ trái bóng, các mảng kiến tạo… Đặc biệt, thí nghiệm “Núi lửa phun trào” và trò chơi “Bảo bối Doremon” do học sinh thực hiện đã giúp lớp học thêm phần hứng thú, sôi nổi. “Chương trình Địa lý 10 chủ yếu đề cập đến kiến thức về các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, gió, động đất, sóng thần, núi lửa… Trong đó, mây, mưa, gió là những hiện tượng mà học sinh được nhìn thấy hàng ngày; còn động đất, núi lửa, sóng thần thì có thể các em chỉ thấy qua ti vi, sách, báo. Vì vậy, tiết học sử dụng những dụng cụ trực quan là cơ hội để học sinh được tìm hiểu sâu hơn về các hiện tượng thiên tai đúng bản chất nhất”, cô Thảo chia sẻ.

Nhắc lại thảm họa kép về động đất, sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, cô Thảo cho hay, thời điểm đó nhiều cựu học sinh của trường đang du học tại nước này. Người thân ở nhà lo lắng không yên. Càng lo hơn khi các em chưa bao giờ được trang bị những kỹ năng ứng phó với hiện tượng thiên tai này. Vì vậy, theo cô Thảo, bài học “Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ” sẽ góp phần trang bị sớm cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể “phòng thân” về sau nếu đi du học hay làm việc ở nước ngoài. “Khi kiến thức có vẻ xa lạ, nếu chỉ dừng ở lý thuyết sách vở, học sinh sẽ rất khó để hình dung. Để học sinh trực tiếp tìm hiểu kiến thức là cách giúp các em hiểu hơn về nguồn gốc, sự hình thành, vùng phân bố, nguyên nhân, hậu quả đến phương pháp phòng tránh nếu những hiện tượng này xảy ra”, cô Thảo nhấn mạnh.

Trước khi thực hiện thí nghiệm, học sinh trong lớp  được chia thành 3 nhóm: Mô hình, truyền thông và thuyết trình – mỗi nhóm đều có thời gian thực hành kiến thức để củng cố và mở rộng bài học. Trong đó, nhóm Mô hình thiết kế các mô hình núi lửa, bản đồ, quả địa cầu, mảng kiến tạo; nhóm Truyền thông thực hiện những clip phỏng vấn học sinh trong trường về động đất, núi lửa, sóng thần, cách học địa lý…; nhóm Thuyết trình tổng hợp kiến thức về các hiện tượng động đất, núi lửa… từ sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet. Em Nguyễn Trương Thanh Tâm (thành viên nhóm Truyền thông) cho hay, đa phần học sinh khi được hỏi đều cho rằng địa lý là môn học rất chán và khô khan, kiến thức xa vời. “Khi được học cùng quả địa cầu, bản đồ, được làm việc nhóm, chứng kiến thí nghiệm song song với tra cứu, mở rộng kiến thức trên mạng… khiến tiết học trở nên thú vị, kiến thức bớt khô khan mà dễ hiểu, dễ nhớ hơn”, Thanh Tâm nói.

Với việc thiết kế tiết học tại thư viện trường, bên cạnh sự đổi mới không gian lớp học, cô Thảo hy vọng sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên sách sẵn có trong thư viện để học sinh chủ động, tự giác trong việc đọc sách, chọn lọc thông tin.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)