Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lý thú trường từ vựng tiếng Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà văn hóa, nhà bác hc Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên tht Lê Danh Phương, làm quan thi Lê Trung Hưng – chúa Trnh. Ngi ca hc vn uyên bác ca ông, trong nhân dân đã lưu truyn câu “Thiên h vô tri vn Bng Đôn”, nghĩa là: Cái gì mi ngưi không biết thì đến c hi Bng nhãn Lê Quý Đôn là khc rõ!

Mt tiết hc môn văn ti Trưng THCS Nguyn Du (Q.1, TP.HCM). Ảnh: Y.Hoa

Trưng t vng trong thơ ca

Lê Quý Đôn sinh tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hà, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tương truyền khi còn nhỏ, Lê Quý Đôn đã tỏ ra rất thông minh, học đến đâu thuộc lòng đến đấy, có tài xuất khẩu thành thơ, được dân làng tôn xưng là thần đồng. Lên 7-8 tuổi, mặc dù rất thông minh nhưng Lê Quý Đôn lại lười biếng, thường trốn học, rong chơi cùng trẻ em trong xóm; cha mẹ khuyên bảo mãi mà vẫn “nước đổ đầu vịt” nên rất lấy làm phiền lòng.

Bữa nọ cậu lại trốn học, cha cậu bèn gọi con ra quở mắng và phạt quỳ, đánh đòn. Vừa đúng lúc có vị quan Thượng thư là bạn tâm giao của cha cậu đến chơi nhà. Cha cậu phân trần với bạn rằng rất đau lòng vì đứa con trai rắn đầu biếng học (cứng đầu lười học). Quan Thượng thư đã can ngăn và ra điều kiện cậu phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu bé xin vâng theo. Quan Thượng thư nói: Phụ thân cậu đã bảo cậu là đứa bé “rắn đầu biếng học”, vậy cậu hãy lấy đó làm đầu đề mà ứng khẩu một bài thơ! Và Lê Quý Đôn đã ứng tác bài thơ “Rắn đầu biếng học” như sau: Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!/ Rắn đầu biếng học lẽ không tha/ Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ/ Nay thét mai gầm rát cổ cha/ Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo/ Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da/ Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học/ Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

Hai câu đề, “phạm nhân nhí” tự nhận về sự biếng học của mình; hai câu thực là sự hối lỗi vì sự biếng học ấy đã làm phiền lòng cha mẹ. Cặp câu luận vừa tự nhận xét mình là “tuồng lếu láo”, vừa tự giác xin nhận hình phạt rất thích đáng của cha. Hai câu kết là lời hứa chân thành: sẽ cố công học tập noi theo dòng dõi của gia tiên và xứng danh các bậc tổ sư của Nho học (từ “Trâu” ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, ngoài ra còn hàm ý chỉ ấp Trâu, nước Lỗ quê nhà của Khổng Tử, Mạnh Tử). Bài thơ thể hiện sự thông minh, nhanh trí của một thần đồng, đã được truyền tụng gần 300 năm qua, tuy là một bài thơ được Lê Quý Đôn làm để tạ tội lười biếng, bỏ học, đi chơi, tội cứng đầu (rắn đầu) không chịu nghe theo những lời khuyên răn, dạy bảo của cha mẹ nhưng bài thơ của ông – ở mỗi câu thơ – còn nhắc đến những tên gọi về loài rắn, bao gồm: rắn liu điu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn roi, rắn hổ trâu và rắn hổ mang.

Hiện tượng trong một văn bản hay một phát ngôn, tác giả sử dụng nhiều từ ngữ có liên quan về nghĩa với nhau như trên chính là là hiện tượng sử dụng trường từ vựng. Trường từ vựng – còn có tên gọi khác là trường nghĩa – theo định nghĩa trong SGK Ngữ văn 8 là “tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa”. Hai điểm chính yếu cần lưu ý khi xác định trường từ vựng là: (1). Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. (2). Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ không cùng từ loại.

Trường từ vựng được khéo léo vận dụng trong bài thơ trên của Lê Quý Đôn là trường từ vựng về tên các loại rắn, những từ ấy đều “cùng từ loại” là danh từ, cùng có nghĩa sự vật là gọi tên các loài rắn: rắn liu điu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn roi, rắn hổ trâu, rắn hổ mang. Tuy nhiên, nếu những từ ấy kết hợp trong một tập hợp khác có thêm những động từ chỉ hoạt động của rắn như: bò, trườn, lột da, quấn, đớp… hoặc những tính từ chỉ các đặc điểm của rắn như: dài, nhanh, thoăn thoắt, mạnh mẽ… thì tất cả những từ trên tập hợp thành trường từ vựng khác về rắn “không cùng từ loại”, như hai lưu ý quan trọng đã chỉ ra ở trên.

Bài thơ “Khóc Tổng Cóc” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một khuôn mẫu trong việc khéo léo sử dụng trường từ vựng có liên quan đến loài lưỡng cư: chẫu chàng, cóc, nhái bén, nòng nọc, chẫu chuộc, nòng nọc đứt đuôi, dấu bôi vôi. (Theo hai điển cố, điển tích: Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi/ Chẳng thà chết mất thì thôi/ Còn sống như cóc bôi vôi lại về). Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!/ Thiếp bén duyên chàng có thế thôi/ Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé/ Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!

Trưng t vng trong ca dao, câu đi

Tuy nhiên, hiện tượng trường từ vựng được sử dụng trong biện pháp chơi chữ, không phải chỉ xuất hiện trong văn chương bác học với những bài thơ của các tác giả như Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…, mà còn xuất hiện khá nhiều trong ca dao, câu đối dân gian từ thời xa xưa. Trai làng Nứa vai gánh đòn tre, đi qua khóm trúc, thở ra hí hóp. Quan phủ Vạc đầu bạc như cò, cầm bút lông gà, viết nhanh như cắt.

Trong câu đối trên có 2 trường từ vựng, trước hết là trường từ vựng trong vế xuất về tên gọi các loại cây thuộc họ tre trúc: nứa, tre, trúc, hóp (một loại tre nhỏ và thẳng, thường dùng làm cần câu, sào màn…); tiếp theo là trường từ vựng trong vế đối về tên gọi các con vật thuộc loài chim: chim vạc, cò, gà, chim cắt (một loài chim ăn thịt nhỏ hơn diều hâu, cánh dài nhọn, bay rất nhanh). Kiến đậu cành cam bò quấn quýt/ Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh.

Trong câu đối trên thì lại xuất hiện trường từ vựng về các loại cây có múi: cam, quýt, bưởi, chanh. Còn trong cặp câu đối dưới đây, ta không khó khăn gì để nhận diện trường từ vựng – mà tác giả đã cố công vận dụng – về các bộ phận của động vật (có thể dùng làm thực phẩm cho người): thịt, mỡ, da, xương. Đi đất thịt, đường trơn như mỡ/ Ngồi gốc da (đa), gió mát tận xương.

Dưới đây là một số câu đối có vận dụng hiện tượng trường từ vựng mà ta có thể dễ dàng xác định tên của các trường từ vựng ấy dựa trên tập hợp các từ in nghiêng trong các câu đối: Lên phố Mía gặp cô hàng mật,  cầm tay kẹo (kéo) lại hỏi thăm đường/ Bà đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hí hóp/ Con trai Văn Cốc lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách; cô gái Bát Tràng (chàng) bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương. Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, khách mua đông nhưng không bán hạ; người miền đông làm nhà đất bắc, kiểu nhà Tây vẫn dựng hướng Nam.

Còn đây là đôi câu đối trác tuyệt của thi hào Nguyễn Khuyến tặng cho vợ người thợ nhuộm khóc chồng vừa mới qua đời, vừa cảm động vừa đặc sắc, trong đó Tam nguyên Yên Đổ đã vận dụng tài tình trường từ vựng chỉ màu sắc: Thiếp kể từ lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ/ Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

Thực là kỳ tài! Câu đối kể tên mười màu sắc của nghề thợ nhuộm, phân đều mỗi vế năm màu. Vế xuất: “thắm (đỏ đậm), tía (màu mận chín), đen, điều (đỏ tươi), đỏ”. Vế đối, “vàng, hồng, trắng, tím, xanh”. Đặc biệt chữ “tím” được dùng một cách quá thần tình có thể gọi là tuyệt bút: “tím gan tím ruột”.

Đ Thành Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)