Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tháng 3, về viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Tạp Chí Giáo Dục

Nhc Châu Đc – An Giang, ngưi ta không th không nh ti miếu Bà Chúa X Núi Sam bi đây đưc mnh danh là đim du lch tâm linh ni tiếng không ch min Tây Nam b mà ngay c ngưi c ngoài cũng biết đến. Đến miếu Bà Chúa X Núi Sam, du khách không ch đ cu nguyn cu mong cuc sng m no, hnh phúc mà còn tìm đưc nhng giây phút an yên sau nhng bn b lo toan ca cuc sng.


Ngưi dân nghiêm chnh chp hành đeo khu trang đến viếng miếu Bà Chúa X

1.Đi từ TP.HCM chúng ta mất hơn 250km sẽ đến với TP.Châu Đốc tỉnh An Giang – nơi có nhiều ngôi đền, chùa, am, miếu như: miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền… Chính vì vậy, nơi đây được mệnh danh là địa điểm du lịch tâm linh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan hằng năm. Trong đó, miếu Bà Chúa Xứ là nơi hấp dẫn nhất, lúc nào cũng tấp nập du khách, đặc biệt, trong những ngày cuối tuần, tranh thủ ngày nghỉ, du khách đến đây như trẩy hội, góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Đến với nơi đây, chúng tôi mới thấy được sự bề thế và uy nghi của một ngôi miếu thờ Mẫu nổi tiếng của vùng đất Nam bộ. Miếu Bà Chúa Xứ được xây giữa một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng. Ngôi miếu có kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc với những nét chạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm. Bên trong miếu bà được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ với các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo, nhiều liễn đối được dát vàng son rực rỡ. Tượng bà được đặt ở giữa chính điện xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền đặt hai bên…


Xin lc ca bà

2.Theo lời những người cao niên nơi đây, miếu Bà Chúa Xứ có cách đây khoảng 200 năm.

Tương truyền rằng bà rất linh thiêng, cầu được ước thấy vì vậy vào mỗi dịp lễ, Tết hay ngày rằm, miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương đến để thắp hương, cầu nguyện về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Anh Nguyễn Văn Bình (ngụ huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) chia sẻ: “Hằng năm tôi đều cùng gia đình và những người trong xóm đến viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam xin lộc, cầu bình an, làm ăn thuận lợi trong suốt năm”.

Chị Nguyễn Thị Lệ (du khách đến từ Cà Mau) cho biết: “Đi lễ chùa hay đi núi được gia đình tôi rất ủng hộ. Năm nay gia đình tôi thuê hẳn một chiếc xe du lịch lên viếng Bà Chúa Xứ. Đến đây chúng tôi không chỉ để hành hương mà còn xem như là chuyến du lịch, tạo cơ hội gắn kết với gia đình, người thân”.


Cng vào miếu Bà Chúa X

Trong các đim du lch ni tiếng ca tnh, khu du lch quc gia Núi Sam là nơi có lưng du khách đến đông nht, lúc cao đim hơn 5 triu lưt khách, góp phn phát trin ngành du lch ca tnh An Giang.

3.Theo chú Nguyễn Văn Hào (bảo vệ lâu năm nơi đây), thời điểm chưa bùng dịch Covid-19 từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ luôn nô nức dòng người đến thăm viếng bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội vía bà. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, miền Đông Nam bộ về đây dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành và tham gia các trò chơi như hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ rất vui. Năm 2015, lễ hội vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam vang danh khắp nơi không chỉ bởi sự tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sử to lớn, từ những di tích vật thể đến những giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác đều gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, địa danh này còn nổi tiếng với những đặc sản được bán dọc đường và ngay tại miếu như nước thốt nốt, chả đòn chay, bánh bò thốt nốt…

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)