Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tỉnh lại khi xuân về

Tạp Chí Giáo Dục

Xuân v, nhng ánh mt vô vng, tng ni vô cm ca các bnh nhân ti Trung tâm Điu dưng ngưi bnh tâm thn Th Đc, TP.HCM như “bng tnh” li…

Bnh nhân  trung tâm chun b đón Tết Canh Tý

Xuân v … nhà thương điên

Là ngày đầu tuần nên các phòng ban của trung tâm có mặt đầy đủ các nhân viên. Sau cuộc họp giao ban, những chiếc áo blouse trắng tỏa xuống các khoa bắt đầu cho một ngày làm việc mới. Hầu như khoa nào cũng có một bàn thờ đón Tết trang trọng có đủ mâm ngũ quả, câu đối, bánh mứt, hoa mai như một tổ ấm thực thụ. Tuy không nói ra nhưng trong ánh mắt của những người điên không khí xuân như đã ùa về vì chắc họ cảm nhận rất rõ được điều đó từ đội ngũ phục vụ. Dọc đường có người không dừng lại xin tiền như mọi lần mà xin được mừng tuổi nhận bao lì xì. Đã lâu lắm rồi họ không còn khái niệm về thời gian nhưng nhìn vào sự chuẩn bị náo nức của các thầy thuốc và nhân viên, người bệnh cảm nhận được có cái gì đó giống như Tết hồi ở chung với cha mẹ đang trở lại trong tâm thức bồng bềnh của họ.

Hầu như vài tháng trong năm anh Tùng, ngụ ở Q.7 đều ghé vào Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức để thăm người đồng hương Hà Tĩnh điều trị dài ngày ở đây. Chuyến trở lại lần này, mới bước chân vào bên trong cổng anh thật sự bất ngờ với bộ mặt mới của trung tâm đang đón xuân Canh Tý. Trước sân xi măng sạch sẽ, nhiều bệnh nhân mặc đồng phục áo xanh đang im lìm nằm phơi nắng chỉ khi có người đi qua thì đứng dậy cười và chỉ trỏ vô hồn. Có cô gái trẻ lần đầu vào thăm người thân thấy vậy liền sợ hãi đi lùi sang một bên để bước sang đường khác. Thế nhưng đi một đoạn cô gái lại càng hoảng sợ hơn khi gặp một đoàn người mặc áo xanh đẩy xe đi lấy hàng với những bộ mặt lạnh lùng. Khác hẳn với những ngày thường, khi thấy có đoàn khách vào nhóm người bệnh ở khu nữ nhao nhao đứng dậy. Nhiều bàn tay thò ra ngoài khung cửa sổ để vẫy chào, để mượn giấy bút biên thơ và cả xin 2 ngàn mua cà phê uống. Vốn đã quen với cảnh này, anh Tùng vẫy tay chào lại với nụ cười thân thiện.

“Tnh li khi xuân v

Dưới bếp ăn, bữa cơm có đủ hương vị ngày Tết như giò chả, thịt kho, canh khổ qua… do các chị cấp dưỡng chuẩn bị cũng sẵn sàng chờ đến đúng giờ là khai tiệc. Đàn heo rừng, mấy con bò chăn nuôi tự túc nhiều năm nay đã thành nguồn thực phẩm tươi sống phục vụ mấy bữa Tết cho cả cơ quan. Dù có bệnh nhân có thể không cảm nhận được ngày cuối năm nhưng thực đơn ngày xuân có thể làm thay đổi được khẩu vị quen thuộc hàng ngày của họ. Tại Khoa H. phía trước trại đã được bài trí lại mới hoàn toàn. Thay vì trước đây nhân viên y tế phát thuốc cho bệnh nhân qua cửa lưới thì nay đã có một quầy thuốc riêng đặt phía bên trong để tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. BS Phan Văn Hưng – Trưởng khoa H. khoe, đây là công trình của khoa mới vừa được hoàn thành cuối năm nay để cho kịp đón xuân. Điều bất ngờ hơn là trên bàn có nguyên dàn karaoke hiện đại để người tỉnh và cả người điên cùng hát hò sau những ngày làm việc vất vả. Bệnh nhân Nguyễn Văn Tiến, Phan Tam Cương (Khoa H.) thật sự vui mừng vì có người thân đến tặng quà và lì xì. Vài củ khoai, tấm bánh tráng, nải chuối họ cũng chịu không ăn một mình hay để dành hôm sau mà chia đều cho bạn bè trong trại bất kể thân hay sơ. Tất cả như anh em một nhà không hề có một ranh giới chia cắt nào cả. Họ chỉ biết ngày hôm nay còn ngày mai đối với họ là một khái niệm quá mơ hồ.

Tết ở trung tâm hầu như không có giao thừa vì 5 giờ chiều là người bệnh được đưa vào phòng đi ngủ sớm sau khi uống thuốc đủ liều. Thời khắc sang canh khi trời đất giao mùa chỉ dành riêng cho những cán bộ, thầy thuốc trực đêm 30 tại trung tâm với nỗi nhớ gia đình quay quắt trong dạ. Những chiếc áo blouse trắng đã đánh đổi tất cả để mang lại nét bình yên cho những phận đời quá nhiều giông bão.

Sáng mùng 1 Tết, niềm vui tràn về khắp các trại khi hơn 1.200 bệnh nhân ở đây đều được nhận phong bao lì xì như một nét văn hóa đẹp. Dù là bệnh nhân tâm thần, dù có người không chịu nhận phong bao nhưng họ vẫn là một thực thể sống vẫn biết căm biết ghét dù đôi khi rất khó kiểm soát. BS Bùi Văn Xây – Giám đốc trung tâm chia sẻ: “Dù trung tâm liên tục quá tải về số lượng bệnh nhân nhưng anh chị em trong cơ quan vẫn cố gắng phục vụ tốt nhất để đem lại sức khỏe và cuộc sống bình thường cho người bệnh”. Suốt 1 tuần nghỉ Tết, sân chơi thể thao nơi đây mở rộng cửa hơn. Những chiếc áo xanh chạy trên sân bóng đá, sân bóng chuyền như để lại phía sau một số phận bất hạnh từng theo suốt cuộc đời. Đâu đó vang tiếng cười nói của các vận động viên nửa mê nửa tỉnh đã xua đi nỗi đớn đau về tâm hồn mà trước đó vài tiếng đồng hồ họ phải gánh chịu. Với những mảnh đời điên, khái niệm Tết là cái gì đó xa vời hầu như đã lùi vào lãng quên nhưng được sự chăm lo tận tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên, khi Tết đến xuân về cuộc đời họ như bừng tỉnh dậy và ấm áp hơn sau một giấc ngủ dài đầy nghiệt ngã của số phận. Được nhìn thấy người điên khỏe mạnh, giảm bớt bệnh, ăn no ngủ kỹ, các thầy thuốc của Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức như thấy mùa xuân càng thêm ý nghĩa với cuộc đời.

Bài, ảnh: Phương Đăng

 

Bình luận (0)