Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Nhiều quận huyện vẫn gặp khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

Tun qua, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã làm vic vi nhiu qun, huyn trên đa bàn TP.HCM, kho sát v tình hình thc hin Ngh quyết s 88 và Ngh quyết s 51 ca Quc hi v đi mi chương trình, SGK giáo dc ph thông giai đon 2020-2022.


Đoàn ĐBQH TP.HCM đã làm vi
c vi nhiu qun, huyn v thc hin Chương trình GDPT 2018, SGK mi

Tại huyện Hóc Môn, ông Dương Hồng Thắng – Chủ tịch UBND huyện cho biết, huyện gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình GDPT 2018, SGK mới. Trong khi dân số trên địa bàn huyện cao lên đến 600.000 người, mỗi năm tăng khoảng 20.000 dân, số học sinh tăng trung bình mỗi năm khoảng 2.000 em song tốc độ xây dựng trường lớp lại không đảm bảo.

Trong giai đoạn 2015-2020, huyện có 35 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, hiện mới chỉ có 3 dự án được duy trì vốn và đang thi công. 32 dự án còn lại chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020-2025 do thành phố chưa phân bổ được nguồn vốn.

“Thời gian tới, nếu thành phố không có nguồn kinh phí để bố trí đầu tư công thì khả năng đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn huyện sẽ rất khó khăn. Mỗi năm huyện phải tăng từ 50-60 phòng học mới đáp ứng được tốc độ tăng trung bình 20.000 học sinh. Hiện nay, sĩ số học sinh/lớp trung bình cấp tiểu học là 45 em, cấp THCS là 47, 48 em nhưng thời gian tới khả năng sẽ cao hơn. Tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày còn thấp, cấp THCS mới chỉ hơn 50%. Đến thời điểm này, mới chỉ hơn 20% trẻ trên địa bàn huyện được học ở trường mầm non công lập. Trong khi đó, bất cập là địa bàn huyện hầu như có rất ít trường tư thục, dân lập do không phù hợp với quy hoạch. Thời gian qua một số nhà đầu tư muốn hợp tác đầu tư lĩnh vực giáo dục nhưng không thể thực hiện được…”, ông Dương Hồng Thắng chia sẻ.


Các đ
a phương đang thiếu cc b giáo viên cho chương trình mi

Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn chia sẻ, huyện cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng giáo viên. Vừa qua, huyện tuyển dụng gần 1.000 trường hợp nhưng khi tiến hành thông báo, tuyển dụng thì được có hơn 300. Dự kiến, năm 2022, huyện sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm 700 giáo viên nữa song khả năng số lượng không đảm bảo. Thậm chí tuyển dụng rồi vẫn bỏ vì nhu cầu làm công việc khác… “Trung bình, thu nhập mỗi tháng của giáo viên trên địa bàn huyện khoảng 5-6 triệu đồng. Như vậy, rất cần có cơ chế chính sách cho giáo viên để thu hút”, ông Thắng nhìn nhận.

Tương tự, bà Đào Thị Minh Thư – Phó Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp cũng thừa nhận, việc thực hiện Chương trình GDPT 2018, SGK mới trên địa bàn quận vẫn còn nhiều hạn chế. Dân số tăng cơ học nhanh, sĩ số học sinh/lớp còn cao, cơ sở trường lớp còn hạn chế nên chưa thể thực hiện đảm bảo học sinh học 2 buổi/ngày. Chương trình cần sự đồng thuận cao của phụ huynh song còn một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm.

Bên cạnh đó, quận còn thiếu cục bộ giáo viên tiếng Anh, tin học ở bậc tiểu học với 24 giáo viên (tiếng Anh là 20, tin học là 4) và các môn âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh ở bậc THCS. Ngoài ra, nhiều giáo viên trường công lập nghỉ việc chuyển sang giảng dạy tại trường tư thục do đồng lương cao hơn. Năm 2020, toàn quận có 86 giáo viên nghỉ việc ở các bậc mầm non, THCS. Năm 2022 thời điểm này hiện có 59 viên chức ngành giáo dục nghỉ việc.

“Trong giai đoạn 2020-2025, quận thực hiện xây dựng được 7 trường. Tuy nhiên, hiện còn đang vướng 2 dự án trường học (1 trường tiểu học, 1 trường THCS) tại phường 9 do khó khăn về giá đền bù khi quá chênh lệch với giá thị trường nên người dân chưa chấp thuận. Tuy nhiên, quận sẽ tiến hành xã hội hóa để chi trả bồi thường nếu sau 2 năm vẫn chưa được thì sẽ báo cáo thành phố để có hướng giải quyết phù hợp, có thể là thực hiện tái định cư tại chỗ”, bà Đào Thị Minh Thư chia sẻ.

Quá trình khảo sát với các quận, huyện, bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM đánh giá các địa phương đã rất nỗ lực khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, SGK mới. Trong đó, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018, đảm bảo các điều kiện kịp thời theo đúng nội dung chỉ đạo của bộ, sở, ưu tiên bố trí ngân sách xây dựng trường lớp, tuyển bổ sung đội ngũ, quan tâm tập huấn bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình.


Sau 3 năm tri
n khai, nhiu đa phương vn gp nhiu khó khăn

Dù vậy, 3 năm thực hiện chương trình cũng là 3 năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giáo viên chưa thực sự sẵn sàng khi được đào tạo đơn môn mà phải chuyên sang dạy đa môn; việc tập huấn chương trình, sách giáo khoa, bồi dưỡng trong thời gian dài phải thực hiện bằng hình thức trực tuyến nên ảnh hưởng đến chất lượng; thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương do vướng cơ chế; thiếu trường lớp nên sĩ số lớp học cao, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp…
Trước khó khăn của các địa phương, bà Văn Thị Bạch Tuyết cho hay, đoàn sẽ có các kiến nghị với UBND TP.HCM, với Quốc hội để tháo gỡ những vướng mắc của thành phố…

“Đến thời điểm này, dù việc triển khai chương trình thầy cô đã bớt bỡ ngỡ khi có kinh nghiệm trong 2 năm. Dù vậy, vẫn đặt ra nhiều áp lực, thách thức. Tới đây, việc giảng dạy tiếng Anh, tin học đều hướng đến chuẩn quốc tế, chắc chắn sẽ tạo áp lực cho nhà trường, địa phương. Như vậy, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện kịp thời các mô hình hay để nhân rộng, kịp thời chấn chỉnh đơn vị chưa thực hiện đúng. Đặc biệt là chú trọng giảng dạy thực chất…”, bà Văn Thị Bạch Tuyết nhấn mạnh.

Khương Yến

Bình luận (0)