Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát mạnh

Tạp Chí Giáo Dục

2 năm nay, ngành y tế cc nói chung và TP.HCM nói riêng dn lc đ phòng chng dch Covid-19; theo đó không còn lc lưng đ phòng chng các dch bnh khác, trong đó có st xut huyết (SXH). 4 tháng đu năm 2022, s ca mc SXH nhp vin trên đa bàn TP tăng cao so vi cùng k năm 2020, 2021, đc bit là t tháng 3 đến nay. Không ch vy, s ca nng cũng tăng mnh…


Mt trưng hp mc st xut huyết nng đang điu tr ti Bnh vin Bnh Nhit đi, TP.HCM

Báo đng s ca nng

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc SXH Dengue. Theo ngành y tế thì số ca mắc được ghi nhận thấp hơn số thực tế vì các ca bệnh nhẹ chưa được thống kê. Hiện TP có khoảng 110 trường hợp mắc SXH nặng điều trị tại các bệnh viện. Đây là số liệu báo động vì so với năm 2019 – năm SXH bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Nguy hiểm hơn, TP cũng đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì SXH. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là bệnh nhân được phát hiện và nhập viện trễ.

BS.CKII Phan Vĩnh Thọ – Trưởng khoa cấp cứu BV Bệnh Nhiệt đới – cho hay, trong những tháng đầu năm 2022, số ca SXH đến khám và nhập viện tăng gấp 1,5 – 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, trong tháng 4, Khoa cấp cứu đã điều trị cho nhiều ca sốc SXH nặng, tổn thương các cơ quan. Có ca sốc SXH rất nặng khi nhập viện.

Tại BV Bệnh Nhiệt đới, từ tháng 3 đến nay, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 80-100 ca mắc SXH, trong đó có khoảng 15% trường hợp phải nhập viện điều trị. Từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận khoảng 350 ca SXH trẻ em và người lớn. Hiện tại các khoa của BV đang điều trị cho khoảng 100 ca mắc SXH, trong đó có những ca rất nặng.

BV Nhi Đồng 2 cũng đang điều trị tích cực cho nhiều ca bệnh SXH, trong đó có 2 ca chuyển nặng phải sử dụng máy lọc máu.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung – Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cùng với biến đổi khí hậu, dấu hiệu gia tăng số ca mắc bệnh giai đoạn đầu mùa dịch, dự báo năm 2022, bệnh SXH sẽ rất phức tạp. Ngành y tế cần hành động ngay. Mục tiêu là hạn chế số ca chuyển nặng và tử vong cũng như không để xảy ra những ổ dịch lớn.

Đồng tình với dự báo tình hình SXH sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP – cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo các BV bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế. Nhân viên y tế cần được cảnh báo để nhận diện sớm bệnh SXH, tránh bỏ sót gây chậm trễ trong việc điều trị. Các biện pháp dự phòng cần được triển khai ngay, trong đó có biện pháp xử phạt cá nhân, đơn vị không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Nghị định 117. Về phía Sở Y tế, sở sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động phòng chống SXH tại các quận, huyện trong thời gian sắp tới; đồng thời cũng sẽ tham mưu cho UBND TP chỉ đạo hoạt động phối hợp từ các sở, ngành đến UBND quận/huyện, TP.Thủ Đức để cả hệ thống chính trị cùng tham gia ứng phó với diễn biến của SXH. Ngoài ra, Sở Y tế sẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc điều trị SXH.

Mt tun là khi nếu điu tr đúng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, SXH là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm của bệnh tại TP thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau – thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch SXH Dengue. Tuy nhiên thực tế hiện nay đã có nhiều trẻ mắc SXH, với nhiều ca bệnh nặng, thậm chí có ca tử vong. Bên cạnh đó, người dân còn tâm lý sợ dịch bệnh Covid-19 nên hạn chế đưa trẻ đến BV thăm khám dù đã có triệu chứng; hoặc vì người dân quá lo dịch bệnh Covid-19 mà quên đi bệnh SXH và các bệnh lý cũng có triệu chứng sốt như bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi… Thực tế có những trường hợp gia đình tự điều trị, không phát hiện sớm bệnh nên khi trẻ được đưa đến BV đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc hồi sức ở những trẻ này rất phức tạp, tỷ lệ tử vong cao và có thể để lại di chứng cho trẻ sau này nếu vượt qua được.

Theo các bác sĩ, SXH thường kéo dài trong 7 ngày. Triệu chứng sốt trong những ngày đầu dễ khiến các ông bố, bà mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, sốt siêu vi hay mắc Covid-19 nên dễ bỏ sót.

Phụ huynh cần chú ý đặc điểm nhận biết bệnh SXH là sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm các dấu xuất huyết như chấm xuất huyết, chảy máu răng, máu mũi, vết bầm, xuất huyết âm đạo (trẻ gái ở tuổi dậy thì)… Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt) và thường ít kèm các triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi), tiêu chảy.

Bnh SXH lây t ngưi bnh sang ngưi lành qua trung gian mui vn. Thi tiết nng nóng liên tc kéo dài xen ln các đt mưa bt cht, thun li cho s phát sinh lăng quăng, mui, tăng nguy cơ lây lan bnh SXH.

Hin vn chưa có thuc điu tr đc hiu đi vi bnh SXH nên phòng bnh là cách tt nht đ gim nhng hu qu đáng tiếc do bnh gây ra. Cách phòng bnh SXH cũng rt đơn gin, ch cn mi chúng ta dành 10-15 phút/tun đ dn dp nơi làm vic, sinh sng, t trong nhà đến xung quanh nhà, thu dn, không đ vt cha đng nưc làm phát sinh lăng quăng. Lt úp các xô, l, chai cũ không dùng, c ra và thay nưc l hoa, chén nưc cúng ít nht 1 ln/tun, dn dp mái hiên, nóc nhà, máng xi; Đy kín lu, h, thùng cha nưc khi không dùng đến đ tránh mui đ trng và phát sinh lăng quăng, mui; Đi vi nhng nơi cha nưc không dùng đ ung, sinh hot có th th cá đ dit lăng quăng; S dng bình xt, nhang, kem thoa xua mui, mc áo qun dài tay, ng mùng k c ban ngày… đ tránh mui đt.

Bệnh SXH nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì hầu hết diễn tiến thuận lợi, ít có trường hợp tử vong. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên phải đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và được điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên chủ quan, hoặc tự mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, bởi trẻ có thể chuyển nặng đột ngột…

ThS.BS Nguyễn Đình Qui – Phó Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 – cho biết: “Thông thường để nhận diện trẻ bị SXH là sẽ sốt cao liên tục từ 3 đến 4 ngày. Nếu thấy trẻ sốt từ 3 ngày trở lên, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, nhằm có kết quả và kế hoạch điều trị…”.

BS.CK2 Đỗ Châu Việt – Trưởng Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 – chia sẻ: “Bên cạnh 90% các ca SXH thường đơn giản, khoảng một tuần là khỏi thì 10% còn lại là các ca chuyển nặng. Chủ yếu là nhóm trẻ thừa cân béo phì, hoặc trẻ mắc các bệnh nền như tim mạch, não, phổi, thận, thậm chí là trường hợp hậu Covid-19”.

Anh Kim

Bình luận (0)