Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nghề giáo thời dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

T khi dch Covid-19 xut hin và hoành hành khp thế gii, trong đó có Vit Nam thì tt c các ngành ngh đu phi chng li. Dch bnh đã làm tê lit chui cung ng, sn xut kinh doanh và gây nên nhiu h ly. Ngành giáo dc cũng phi chu chung s phn vi nhng s khó khăn hin hu rõ nét dành cho c thy và trò trong bi cnh dch bùng phát.


Gi dy hc môn văn ti Trưng THCS Nguyn Du (Q.1, TP.HCM), c giáo viên và hc sinh đu mang khu trang đ phòng dch

Chuyn trng thái t trc tiếp sang trc tuyến

Một trong những sự thay đổi chính là phương pháp dạy của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh. Đó là việc trước đây dạy học trực tiếp thì nay phải thay đổi qua dạy bằng hình thức trực tuyến. Khó khăn lớn nhất là trang thiết bị dạy học, bởi không phải giáo viên nào cũng có đủ điều kiện về máy móc, đường truyền. Và không phải học sinh nào cũng có sẵn những máy móc hiện đại để học. Tuy nhiên, ông bà ta đã nói: “Trong cái khó, ló cái khôn”. Đối với giáo viên: Trong gian khó, thầy cô giáo đã dần khắc phục những thiếu sót về trang thiết bị để truyền đến cho học sinh những nội dung cơ bản nhất về các môn học trong chương trình. Đối với học sinh: Việc thay đổi cách học là thay đổi tư duy, không chỉ cho chính bản thân học sinh mà cho cả gia đình các em, bởi khi học sinh học trực tuyến, phụ huynh cùng đồng hành, cùng hỗ trợ giáo viên để giúp các em có một tâm thế học tập tốt nhất.

Có thể nói, sự thay đổi này không ai nghĩ tới, bởi dạy học trực tiếp cho học sinh đã khó, đã vất vả thì dạy học trực tuyến còn vất vả hơn gấp nhiều lần cho cả người dạy lẫn người học.

“Trăm dâu đ đu tm”

Cái khó là thế, ai cũng thấy rõ, nhưng sự vất vả của giáo viên đôi khi những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo chỉ thấy được một phần, bởi chỉ có giáo viên trực tiếp dạy mới cảm nhận được sự khó ấy trong từng nội dung, từng ngày dạy. Và rồi, nếu dạy mà 100% học sinh trong lớp hiểu, tiếp thu tốt như dạy trực tiếp thì giáo viên sẽ được yên thân, không bị phàn nàn từ ban giám hiệu, không bị phàn nàn từ phụ huynh. Ngược lại, khi phụ huynh nghe con trao đổi về nội dung bài không hiểu, không nghe rõ, không thấy rõ thì lập tức giáo viên sẽ nhận được nhiều sự khó từ phía phụ huynh. Giáo viên đích thật là “làm dâu trăm họ”, cái gì giáo viên cũng phải gánh, cái gì giáo viên cũng phải chịu dưới áp lực của sự thay đổi “bất đắc dĩ” này.

Sng chung vi dch có d dàng?

Khi đỉnh dịch đã tạm lắng xuống thì các hoạt động cũng dần trở lại bình thường, nhưng vẫn tuân thủ 5K. Việc dạy học trực tiếp được ngành giáo dục tính toán theo từng giai đoạn cho từng cấp, lớp. Đó là tín hiệu vui vì thầy và trò được trở lại trường để cùng nhau dạy và học. Việc sống chung với dịch, liệu có dễ dàng không?

Từ khi ngành giáo dục cho phép các trường dạy học trực tiếp thì cũng là lúc biến thể Omicron lan nhanh đến từng ngóc ngách của phố phường. Và chỉ trong một thời gian ngắn khi thầy và trò quay lại trường thì số ca mắc mới tăng nhanh chóng mặt. Lúc này, ngành giáo dục lại phải đối mặt với những lo âu, bởi chính môi trường học đã dễ dàng tạo điều kiện cho biến thể Omicron lây nhanh. Giáo viên bị nhiễm là mối lo lớn nhất bởi không có người thay thế, giáo viên mệt mỏi với các triệu chứng do virus gây nên làm cho thể trạng, tâm lý của bản thân mỗi giáo viên cũng như của cộng đồng lo lắng nhiều hơn. Thầy Hoàng Linh (Phó Hiệu trưởng một trường tiểu học) cho hay: “Tình hình giáo viên bị nhiễm Covid-19 không rõ nguồn lây của trường đang làm cho ban giám hiệu cũng như phụ huynh lo lắng. Có những thời điểm giáo viên bị nhiễm nhiều, phải cách ly theo khuyến cáo của ngành y tế nên thiếu giáo viên trầm trọng, nhà trường phải phân công giáo viên bộ môn hoặc thậm chí cả bảo mẫu để giữ lớp”. Trong khi đó, một giáo viên chia sẻ nỗi lòng khi không may bị nhiễm Covid-19: “Có một số đồng nghiệp của tôi bị bệnh mà không triệu chứng, vẫn tuân thủ việc cách ly tại nhà nhưng phải dạy trực tuyến cho học sinh. Như thế, chúng tôi cũng mệt và vất vả lắm luôn, nhưng biết làm sao bây giờ!”. Rồi lớp nào có trên 50% F0, F1 thì lại chuyển trạng thái từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến. Sự thay đổi này khiến nhiều giáo viên và phụ huynh ngao ngán bởi sự bất cập và khó khăn, vất vả luôn đeo bám họ như một định mệnh! Khó khăn, vất vả của nghề dạy học càng ngày càng hiện rõ qua những hoạt động, những thay đổi bắt buộc của xã hội đã làm không ít thầy cô giáo bỏ nghề, tìm hướng đi mới cho bản thân; đã có những tâm sự chua xót của giáo viên công tác tại các trường tư thục khi dịch kéo dài nhiều tháng mà không được nhà trường hỗ trợ về thu nhập, không có nguồn sống thì họ đành bỏ nghề để cố tìm cho mình một công việc khác, miễn là tạo được thu nhập để lo cho bản thân và gia đình.

Sống chung an toàn với dịch, nói thì rất dễ nhưng thực tế thì có nhiều khó khăn cho thầy và trò trong quá trình “Vừa sống an toàn, nhưng vẫn phải dạy, vẫn phải học cho kịp chương trình”.

Gii pháp đ tiếp tc “vng” vi ngh dy hc

Trải qua cơn đại dịch có thể nói là kinh khủng nhất trong thời kỳ hiện đại, khi mà khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến không ngừng phát triển thì cũng là khoảng thời gian con người phải đành chấp nhận sống chung với dịch – một thứ virus chưa rõ cội nguồn đã ghé thăm trái đất. Và như thế, ngành giáo dục cũng phải chấp nhận sống an toàn với nó để cùng nhau vượt khó, cùng nhau đoàn kết, chèo lái con thuyền tri thức đến với học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc. Việc sống chung với dịch là giải pháp hữu hiệu dù muốn hay không, để đội ngũ thầy cô giáo vững một niềm tin về một ngày mai tươi sáng hơn, an toàn hơn mà tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ với nghề; tiếp tục trau dồi những phương pháp hay để mang đến cho các em những bài học bổ ích. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu: Hãy xem bệnh SARS-CoV-2 là “bệnh đặc hữu” của thế kỷ để cùng nhau sống an toàn, cùng nhau phát triển đất nước và không chủ quan trong bất kỳ tình huống nào. Có như thế, xã hội mới phát triển theo hướng tích cực.

Dẫu biết rằng nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói, nhưng khi có “biến” giáo viên là người phải thay đổi tư duy đầu tiên, phải tìm cách thích ứng ngay để giúp học sinh học tốt. Điều phi diệu mà tôi nhận thấy ở ngành giáo dục (nói riêng) là sự vất vả, khó khăn, thiếu thốn và “kém giàu” nhưng những nhà quản lý giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo luôn tâm huyết với nghề, yêu trẻ, vẫn đau đáu trong tim về việc truyền “lửa” đến cho học sinh; truyền kinh nghiệm đến đội ngũ thầy cô giáo trẻ để dù chông gai, khó nhọc vẫn vững tay chèo đào tạo ra những thế hệ học sinh vừa hồng, vừa chuyên, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội sau này. Đó chính là “Trái tim người thầy” luôn hy sinh vì đàn em thân yêu.

Trn Minh Duy

 

Bình luận (0)