Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lớp học đảo ngược tại một chuyên đề

Tạp Chí Giáo Dục

Giúp HS ch đng tìm hiu, nghiên cu, d dàng tiếp cn bài hc trong mi hoàn cnh, to nhiu hng thú hơn các phương pháp khác là mc đích cui cùng mà mô hình lp hc đo ngưc hưng ti.


M
t hc sinh đi din nhóm thuyết trình

Là phương pháp quen thuộc về mặt lý thuyết nhưng thật sự xa lạ về thực hành, thế nhưng, đối với chuyên đề “Sự lựa chọn trong nghịch cảnh” do Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7, TP.HCM) thực hiện mới đây thực sự đã trở thành một cánh cửa rộng mở cho phương pháp học văn mới mẻ này.

Th thách trưc nghch cnh

Màn mở đầu chuyên đề do nhóm giáo viên môn ngữ văn của trường, gồm cô Hoàng Thị Ái Hằng, cô Bùi Thị Thùy và cô Lê Thị Thúy Hằng hướng dẫn là 1 clip chiếu những hình ảnh về dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua trên cả nước tưởng như không liên quan đến bài học; tuy nhiên, đây lại là “ngòi nổ” để 4 nhóm HS đưa ra những suy nghĩ và bài học cho bản thân về sự chọn lựa trước nghịch cảnh. Liên hệ nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, em Nguyễn Tiến Đạt (lớp 12A8) muốn truyền tải thông điệp: Không bao giờ đầu hàng số phận mà phải học cách chấp nhận nghịch cảnh để vươn tới hạnh phúc cuộc sống. Đó cũng là hình ảnh “giọt nước mắt” mang nhiều tầng ý nghĩa để chuyển tải giá trị các cung bậc khổ đau và sung sướng của đời người mà em Lê Ngọc Yến Xinh (lớp 12A10) cảm thức được. Trong khi đó, em Nguyễn Hoàng Thịnh (lớp 12A7) lại quay ngược dòng văn chương khi so sánh kết thúc truyện Vợ nhặt với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để thấy sự khác biệt giữa kết cấu vòng tròn và kết cấu mở thông qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trong ánh mắt Tràng hướng về phía trước. Còn với em Trịnh Bảo (một HS lớp 12 khác), sự lựa chọn trong nghịch cảnh không chỉ bó hẹp trong trang văn mà còn mở rộng ra trang đời của cuộc sống; đó là khi con người phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh thì sự lựa chọn đó càng quyết liệt và mạnh bạo hơn…


Giáo viên m
c trang phc cho hc sinh hóa thân thành nhân vt trong tác phm

Phụ trách phần luyện viết, cô Lê Thị Thúy Hằng yêu cầu HS dùng phiếu học tập kết hợp trình bày các đoạn văn nghị luận xã hội để làm bật nổi chủ đề bài học. Cùng với các clip do HS dàn dựng, sơ đồ tư duy, kỷ yếu bài học là những sản phẩm được tạo ra từ tay người học thông qua các bản thu hoạch mang tính tập thể rõ nét. Nếu theo lối dạy cũ, 8 tiết học chỉ dừng lại ở mức độ truyền thụ tri thức giúp HS rèn tốt kỹ năng ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng thì nay được chia ra 6 tiết học tại lớp và 2 tiết chuyên đề để giáo viên “mở đường” cho HS làm quen với kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Chìa khóa “lấy HS làm trung tâm” đã được thực hiện xuyên suốt trong quá trình giới thiệu chuyên đề nên vai trò của người học trở nên quan trọng, điều này được chứng minh qua không khí làm việc của các nhóm HS trong khâu chuẩn bị nội dung. Sản phẩm của HS được trình bày qua kênh hình ảnh chiếm ưu thế từ hai bức tranh minh họa tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt cho đến các mô hình liên quan đến những nhân vật: Mị, A Phủ, Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt… Ngoài ra, hơn chục bộ thời trang do HS thiết kế khiến ai cũng thật sự ngỡ ngàng về đôi mắt thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của các em.

Khng đnh bn ngã cuc đi

Dù ở tác phẩm nào, các nhân vật đều có sự chuyển hóa mà cội nguồn bắt đầu từ sự lựa chọn nghịch cảnh. Chỉ có sự lựa chọn sáng suốt thì con người mới rũ bỏ kiếp áo nô lệ để đến với bầu trời tự do, từ khổ đau sang hạnh phúc. Đó cũng là thành công cho bước xây dựng kế hoạch giáo dục thông qua phiếu học tập, sản phẩm và phần thuyết trình của từng nhóm trong chuyên đề. Có được thành công đó, bên cạnh sơ đồ Venn thì sơ đồ quả núi như một biểu đồ hằng đẳng thức về dòng chảy cuộc đời với nhiều hình sin gấp khúc cũng đem lại phương pháp học tập mới để rèn kỹ năng nghiên cứu và đánh giá cho người học. Tính tích cực chủ động thông qua thảo luận nhóm đã giúp HS đúc kết những bài học quý về quy luật cuộc sống, quy luật tình cảm và quy luật đấu tranh. Bản ngã con người được khẳng định trước sóng gió cuộc đời. Nhiều kiến thức về triết học, lý luận văn học, mỹ học cũng được HS làm quen, tiếp cận dần thông qua “tiếng còi” hướng dẫn của giáo viên. Cô Hoàng Thị Ái Hằng khẳng định, từ những hoạt động của người học thông qua hướng dẫn của người dạy, bước xây dựng mục tiêu được đánh giá là quan trọng nhất giúp định hướng linh hồn chuyên đề thông qua hai tác phẩm có những nét giao thoa về đặc trưng thể loại, cùng nội dung tư tưởng.


H
c sinh đang tho lun nhóm

Hầu hết giáo viên đều đánh giá, môi trường học tập linh hoạt này cho phép người học lựa chọn cách thức, nơi chốn, thời gian học tập phù hợp với điều kiện từng cá nhân. Phong cách học tập mới của HS cũng được manh nha từ lớp học đảo ngược. Các em có điều kiện phát huy sở trường tối đa nhất. Đây cũng là cơ hội để giáo viên đánh giá việc học tập của HS ở mọi góc độ chứ không một chiều cứng nhắc như trước đây. Khoảng cách học tập giữa thầy và trò được rút ngắn không còn xa lạ, rời rạc như trước. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người dạy phải có bản lĩnh vững vàng, phải thật sự là nhà sư phạm chuyên nghiệp biết kết nối cộng tác với nhau, cùng suy nghĩ và chịu trách nhiệm trong việc cải tiến phương thức dạy và học, nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Hữu Hùng Hào (Phó Hiệu trưởng nhà trường), do dịch bệnh khó khăn nên thời gian thực hiện chuyên đề bị kéo dài và tính chuyển sang thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên, với tinh thần tất cả vì HS và vì đổi mới phương pháp giảng dạy nên Ban giám hiệu nhà trường vẫn quyết định tổ chức theo kế hoạch đã định trước. Kết quả là chuyên đề thực hiện thành công ngoài mong đợi. Chuyên đề còn giúp các giáo viên bộ môn có cơ hội làm quen với phương pháp dạy lớp học đảo ngược với nhiều ưu thế nhất là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.

Bài, ảnh: Phan Ngc Quang

Bình luận (0)