Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trao quyền để học sinh… được nói!

Tạp Chí Giáo Dục

Đi thoi hc đưng, hp thư “Điu em mun nói” là nhng mô hình tương tác hiu qu đưc trin khai mnh m trong trưng hc ti TP.HCM nhiu năm qua. T các mô hình này, tiếng nói ca hc sinh đã đến gn hơn vi lãnh đo nhà trưng, hin thc hóa nhng mong ưc ca các em v môi trưng giáo dc thân thin, lành mnh.


Ban Giám hiu Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) đi thoi vi hc sinh trong trưng

Song song đó, nhiều nhà trường còn mở thêm những chương trình ý nghĩa để lắng nghe nhiều hơn tiếng nói của học sinh…

Ăn trưa cùng ban giám hiu

Đối thoại học đường là hoạt động được các trường học tại TP.HCM tổ chức hai lần mỗi năm học, diễn ra vào cuối học kỳ I và II. Tham gia vào hoạt động này, học sinh đại diện các lớp sẽ trực tiếp nói ra những chia sẻ, góp ý, mong muốn của những thành viên lớp mình gửi gắm đến ban giám hiệu nhà trường, như đóng góp về cơ sở vật chất, về phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo, về sân chơi trong nhà trường để phù hợp hơn với mong ước của học sinh. “Trong các buổi đối thoại với học sinh, chỉ có mặt ban giám hiệu nhà trường, còn giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn không được tham gia. Những ý kiến của các em trong buổi đối thoại được ban giám hiệu nhà trường cam kết giữ bí mật tuyệt đối về danh tính học sinh. Chính vì thế, trong các buổi đối thoại, học sinh đều rất thẳng thắn bày tỏ ý kiến, đóng góp xây dựng về cơ sở vật chất trường lớp, về thực trạng trong lớp học của mình. Thậm chí, học sinh sẵn sàng chia sẻ, lên tiếng nếu một giáo viên nào đó có phương pháp giảng dạy mà theo các em đánh giá là chưa phù hợp…”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) cho biết.

Đôi khi, với những ý kiến khó “nói thẳng”, học sinh sẽ gửi qua hộp thư “Điều em muốn nói”. Từ các kênh kết nối này, theo thầy Tuấn, nhiều phương diện giáo dục của nhà trường đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Học sinh góp ý từ cái quạt hư, quạt chạy… ít gió hay cửa lớp kêu cọt kẹt mỗi lần mở ra mở vào, câu chuyện nhà vệ sinh dơ cũng được các em không ngần ngại nhắc nhở. Các sân chơi mới mẻ cũng được học sinh thẳng thắn đề cập, góp ý, mong muốn nhà trường thiết kế thêm theo tâm lý của học sinh. “Năm học vừa qua, trường đã thành lập CLB âm nhạc đúng như nguyện vọng của học sinh. Trong giờ ra chơi hay đầu giờ chiều, sân trường nơi CLB sinh hoạt đã trở thành không gian văn hóa thu hút đông đảo học sinh, mở ra thêm sân chơi rèn luyện bổ ích cho các em trong nhà trường”, thầy Tuấn cho hay.

Ngoài đối thoại học đường, hộp thư “Điều em muốn nói”, nhiều trường học còn có thêm những cách làm sáng tạo, nhân văn để kịp thời ghi nhận các góp ý của học sinh. Tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), để lắng nghe thường xuyên tiếng nói của học sinh trong năm học, nhà trường phát phiếu khảo sát ý kiến học sinh đến từng lớp. “Rất nhiều ý kiến được học sinh bày tỏ. Từ những ý kiến này, nhà trường kịp thời điều chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục, góp ý đến giáo viên để thay đổi phương pháp giảng dạy, cách thức truyền đạt sao cho tiệm cận hơn với đối tượng học sinh từng lớp”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Trong khi đó, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) lại xây dựng chương trình “Ăn trưa với ban giám hiệu”. Trong các buổi trưa bán trú, ban giám hiệu nhà trường sẽ luân phiên ăn trưa cùng học sinh. “Các buổi ăn trưa đều không được báo trước với học sinh nên các em rất bất ngờ. Ban đầu còn e ngại nhưng càng về sau học sinh càng cởi mở. Học sinh sẵn sàng chia sẻ, góp ý với lãnh đạo nhà trường những điều các em còn băn khoăn, mong muốn thay đổi. Hay đơn giản là hào hứng chia sẻ các câu chuyện học trên lớp, chuyện bạn bè, gia đình, những điều mà các em thấy thích thú”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Dù mới được triển khai trong năm học vừa qua song chương trình “Ăn trưa với ban giám hiệu” đã tạo những hiệu ứng tích cực, góp phần mở ra môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện, lành mạnh. “Những thay đổi về phương pháp giáo dục của giáo viên, cải thiện chất lượng bữa ăn bán trú, cách thức triển khai các sân chơi trải nghiệm để phù hợp nhất với mong muốn của học sinh, tất cả đều từ chương trình mà ra. Đặc biệt, mối quan hệ thầy trò trở nên khăng khít, gần gũi, không chỉ giáo viên mà ban giám hiệu đều trở thành những người bạn với học sinh”, cô Trang bày tỏ.

To điu kin đ hc sinh nói lên tiếng nói ca mình

Để học sinh mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình thì từ phía nhà trường, ban giám hiệu phải thực sự “trao quyền cho học sinh được nói”. Đồng thời, khi tiếp nhận ý kiến phải kịp thời xử lý, thay đổi và thông tin đến học sinh. Trong thời đại CNTT, mạng xã hội ngày càng phát triển, nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định điều này sẽ tác động, làm thay đổi cách thức tiếp cận và kết nối với học sinh. Đòi hỏi nhà trường, giáo viên phải đa dạng, linh hoạt hơn nữa các kênh kết nối và tạo điều kiện để học sinh được nói lên tiếng nói của mình một cách dễ dàng nhất. Ngoài các kênh trực tiếp, xây dựng và phát triển thêm các kênh trực tuyến thông qua mạng xã hội. “Điều gì các em góp ý đúng nhà trường sẽ ngay lập tức cải thiện, sửa chữa, thậm chí là xin lỗi các em. Điều gì các em hiểu chưa tới hoặc hiểu sai thì ban giám hiệu sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, thống nhất về phương pháp giáo dục…”, thầy Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM), Luật Trẻ em 2016 có 25 quyền, 5 bổn phận, chia ra 4 nhóm quyền chính, đó là: Quyền được sống còn, được bảo vệ, được phát triển, được tham gia. Để phát huy được các quyền này của trẻ thì quan trọng nhất là vai trò tạo môi trường thân thiện, công bằng và bình đẳng để trẻ được thực hiện quyền tham gia. Vai trò này là trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể, của nhà trường và gia đình. Phải trang bị cho các em những thông tin, kiến thức cần thiết để có thể tham gia ý kiến về vấn đề liên quan; tuyên truyền, thay đổi nhận thức trong cộng đồng về trẻ em và quyền tham gia của trẻ.

Một khảo sát gần đây được Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thực hiện trên 900 hộ gia đình về việc lắng nghe tiếng nói trẻ em trong gia đình, cho thấy có chưa tới 15% hộ gia đình mỗi ngày dành 30 phút để nghe tiếng nói của con mình. Đa phần chỉ mong con học giỏi, điểm cao, còn lại tâm tư trẻ thế nào, nguyện vọng trẻ ra sao thì chưa thực sự quan tâm. “Rõ ràng, thực trạng hiện nay là việc lắng nghe tiếng nói trẻ em trong gia đình còn rất hạn chế. Để đẩy mạnh hơn vai trò của quyền trẻ em thì vai trò của các tổ chức đoàn thể cần phải tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là gia đình, làm sao thúc đẩy để các em được quyền tham gia tại chính gia đình”, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH nhấn mạnh.

Vị đại diện này cũng cho rằng chương trình đối thoại học đường là mô hình cực kỳ hay giúp học sinh được phát huy quyền của mình. Song, để đúng như thực chất giúp xây dựng môi trường học tập tự nhiên, thoải mái, không bị áp lực thì không phải trường nào cũng tổ chức hiệu quả. Một số nơi còn làm cho có, làm theo phong trào. Hiện nay trong thời đại bùng nổ công nghệ, học sinh dùng mạng xã hội đưa các tin tức, clip nói xấu, lôi kéo nhau, kích động… là hành vi vi phạm pháp luật nhưng nhiều khi chính các em lại không biết đây là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, trong bối cảnh công nghệ 4.0, chính gia đình và nhà trường phải truyền thông nhiều hơn, đối thoại thẳng thắn nhiều hơn để các em bày tỏ chính kiến, tiếng nói của mình một cách đúng đắn nhất.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)