Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Cabin chở bệnh nhân mùa dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Vi đơn đt hàng t cơ s y tế, thy Đng Xuân Thy (ging viên Khoa Cơ khí Trưng ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nng) đã sáng chế ra cabin ch bnh nhân nhim Covid-19. Vi thiết kế như mt bung áp lc âm, đm bo ch có khí vào đ hn chế vi khun phát tán ra ngoài, cabin có th đưc kéo bng xe đin hoc kéo bng tay theo đưng ni b ti các bnh vin.


Thc sĩ Đng Xuân Thy (ging viên Khoa Cơ khí Trưng ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nng) th nghim kéo cabin bng xe đin

Mấy tháng nay, cabin chở bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã được vận hành trong khuôn viên Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng). Việc dùng cabin vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 mang lại sự an tâm cho nhiều bệnh nhân khác đang điều trị bệnh tại đây. Cabin được thiết kế dài khoảng 1,5m, rộng gần 1m, cao khoảng 1,8m, được làm bằng vật liệu nhôm và thép với tổng trọng lượng khoảng 80kg. Phần bánh xe có 2 bánh cố định, 2 bánh còn lại có thể gấp gọn khi móc nối với xe điện. Ghế lắp đặt trong cabin có thể ngồi hoặc lật để nằm phù hợp với mọi tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Ngoài ra, bên trong cabin còn được lắp đặt hệ thống phun khử khuẩn, quạt hút gió, hệ thống bình oxy, đèn chiếu sáng. Xung quanh cabin được lắp các hệ thống đèn báo cấp cứu, phanh tay…

Thầy Đặng Xuân Thủy cho biết cabin được làm theo đơn đặt hàng của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu. Theo đó, cabin có thể chở được trọng lượng khoảng 100kg khi kéo bằng xe điện, riêng với phương pháp kéo bằng tay, cabin có thể chở được khoảng 200kg. “Trong quá trình sáng chế cabin, tôi được thạc sĩ Huỳnh Bá Vang (Khoa Cơ khí giao thông) và các đồng nghiệp tư vấn, hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên, khi thực hiện, do Đà Nẵng hạn chế tập trung đông người để phòng, chống dịch Covid-19 nên rất nhiều công đoạn tôi phải làm việc một mình tại xưởng cơ khí của trường. Ban đầu, tôi dự kiến sẽ hoàn thiện sản phẩm trong khoảng 15 ngày. Nhưng khi bắt đầu thực hiện thì tình hình dịch Covid-19 lại tái diễn phức tạp. Việc tìm mua các phụ kiện vì vậy khá khó khăn và mất thời gian nên phải mất đến một tháng mới hoàn thành”, thầy Thủy cho biết. Đó là chưa kể, có những phụ kiện đặt mua rồi nhưng khi ráp vào lại không phù hợp với tính toán, thiết kế của sản phẩm, thầy Thủy phải tìm mua phụ kiện thay thế… Thầy Thủy ước tính, để làm ra một cabin phải tốn chi phí khoảng 60 triệu đồng. “Mục tiêu hướng đến của cabin là phải hoàn thiện các ưu điểm tốt nhất để đảm bảo an toàn trong vận chuyển bệnh nhân, hạn chế lây lan dịch bệnh. Thời gian tới tôi sẽ điều chỉnh và cải thiện thêm hệ thống lọc không khí bằng màng lọc đúng theo tiêu chuẩn của ngành y tế”, thầy Thủy chia sẻ.


Bình oxy đưc lp đt trong cabin

Ngoài vic s dng ch các trưng hp bnh nhân nhim Covid-19, cabin còn có th vn chuyn các ca bnh truyn nhim khác. Vi bnh nhân nng, cabin đáp ng yêu cu cung cp oxy và kh khun sau khi s dng ch vi mt nút bt công tc…

Bác sĩ Lê Văn Sỹ (Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu) cho biết: “Trung tâm đã đưa ra ý tưởng ban đầu để đặt hàng cho các giảng viên Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng thiết kế. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, những nhu cầu phát sinh đều được phía trung tâm trao đổi để hoàn chỉnh. Cabin giúp đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển bệnh nhân, tránh không phát tán virus ra môi trường xung quanh. Do đó, ngoài việc sử dụng chở các trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19, cabin còn có thể vận chuyển các ca bệnh truyền nhiễm khác. Với bệnh nhân nặng, cabin đáp ứng yêu cầu cung cấp oxy và khử khuẩn sau khi sử dụng chỉ với một nút bật công tắc. Mô hình này cũng có thể nhân rộng và sử dụng ở những bệnh viện có khuôn viên tương đối rộng hoặc di chuyển bệnh nhân trong các đường nội bộ. Với những đoạn đường ngắn, khó sử dụng phương tiện xe cấp cứu cũng có thể dùng cabin này”.

GS.TS Nguyễn Quang Vinh (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng) cho hay, với phương châm “học đi đôi với hành”, thầy và trò Trường ĐH Bách khoa đã có nhiều sản phẩm sáng chế có tính ứng dụng cao. Hàng năm, tại các techshow do nhà trường tổ chức đều có hàng chục sản phẩm công nghệ 4.0 do sinh viên sáng chế trưng bày, nhiều sản phẩm đạt giải cao và được đưa vào ứng dụng thực tế. Đặc biệt, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 tại Đà Nẵng, cùng với nhiều trường thành viên khác thuộc ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa cũng đã có nhiều sản phẩm hữu ích của giảng viên và sinh viên sáng chế như máy sát khuẩn tay tự động, robot vận chuyển thức ăn trong khu cách ly hay gần đây nhất là cabin vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19… Nhà trường luôn ủng hộ, hỗ trợ giảng viên và sinh viên để ngày càng có nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống.

Bài, ảnh: Hàn Giang

Bình luận (0)