Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề còn dè dặt trong tự chủ

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhn đnh ca các chuyên gia giáo dc, t ch trong trưng ngh đưc xem là “chìa khóa” đ các trưng tháo g khó khăn. Tuy nhiên, đến thi đim này, giáo dc ngh nghip (GDNN) Vit Nam ch có 3 trưng hot đng theo cơ chế t ch trên tng s gn 2.000 cơ s GDNN, đây là con s quá thp…


Sinh viên Trưng CĐ K ngh II – mt trong 3 trưng thc hin cơ chế t ch – trong gi hc thc hành. Ảnh: T.Tri

Còn trông ch vào ngân sách

Đại diện một trường CĐ nghề tại TP.HCM cho biết, lộ trình thực hiện tự chủ đã được trường xây dựng khoảng 3 năm nay nhưng chưa dám triển khai bởi nhiều lý do khách quan, trong đó có lý do còn một số ngành nghề tuyển sinh hàng năm chưa đạt chỉ tiêu. “Mặc dù trường đã quy hoạch lại một số ngành nghề, đẩy mạnh truyền thông, đầu tư cơ sở vật chất…, nhưng tuyển sinh còn nhiều khó khăn, trong khi nguồn thu chủ yếu là từ học phí nên việc tự chủ ngay thời điểm này là chưa ổn”, vị đại diện này nói.

Đề cập đến lợi thế của tự chủ, TS. Nguyễn Toàn (nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định, tự chủ là “chìa khóa” để giải nhiều bài toán mà các trường đang gặp khó. Theo đó, tự chủ là cho phép trường tự xây dựng chương trình đào tạo, hợp tác với doanh nghiệp để có chuyên gia hỗ trợ sinh viên, nâng chất lượng đào tạo. “Trong quá trình thực hiện tự chủ, không nhất thiết phải đào tạo TC-CĐ mà còn nhiều đối tượng khác để tiếp cận như đào tạo kỹ năng cho người lao động, đào tạo nghề ngắn hạn để thay đổi công việc cũng như môi trường làm việc…”, TS. Nguyễn Toàn gợi ý.

Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về GDNN, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng một số trường hiện nay đủ điều kiện để hoạt động tự chủ nhưng vẫn còn tâm lý chủ quan, trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Theo ông Lâm, việc trường gắn kết với doanh nghiệp uy tín để xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo, đánh giá chuẩn đầu ra, tuyển dụng… như hiện nay thì việc tự chủ là không khó. Trong khi đó, TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết hiện có 3 trường hoạt động theo cơ chế tự chủ là Trường CĐ Kỹ nghệ II, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn và Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II. Sau 4 năm thực hiện thí điểm đổi mới hoạt động cơ chế tự chủ cho thấy các trường này có thể “sống khỏe”, là hình mẫu để các trường trong hệ thống GDNN học tập kinh nghiệm.

Ngun thu không ch t hc phí

TS. Phan Long (Viện Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đánh giá cao việc hoạt động theo cơ chế tự chủ. Bởi tự chủ không chỉ có nguồn thu từ học phí mà còn từ các dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, sản phẩm đào tạo… Các trường nghề có thể hoạt động tốt theo cơ chế tự chủ nếu đã xây dựng nền tảng hợp tác tốt với doanh nghiệp, đối tác nước ngoài, đồng thời làm tốt công tác dự báo xu hướng lao động trong tương lai. Tương tự, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ, trong thời gian đầu thực hiện thí điểm tự chủ, trường gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo hoạt động đào tạo, ổn định tuyển sinh hàng năm, trường xác định phải cấu trúc lại chương trình đào tạo theo hướng đảm bảo kỹ năng nghề. Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng tham gia đánh giá chuẩn đầu ra, tuyển dụng… Cụ thể, trường đã đào tạo theo chương trình quốc tế ở các nghề ứng dụng phần mềm (công nghệ thông tin), công nghệ ô tô, hàn; trong đó có nghề mới được Chính phủ Đức chuyển giao là nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Bên cạnh các nghề đào tạo theo chương trình quốc tế, trường có 24 chương trình CĐ, 21 chương trình CĐ liên thông từ TC và 24 chương trình TC được xây dựng, thẩm định có sự tham gia của doanh nghiệp. Ngoài ra, 26 bộ chương trình đào tạo được cấu trúc lại theo mô đun kỹ năng nghề đã công bố chuẩn đầu vào và đầu ra trước khi tuyển sinh. Theo TS. Nguyễn Thị Hằng, mặc dù học phí tăng gấp đôi nhưng tuyển sinh hàng năm tăng đều từ 30-40% so với trước khi chưa tự chủ. Học phí tăng đồng nghĩa với chất lượng đào tạo tăng, được doanh nghiệp công nhận và người học tin tưởng. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cũng tăng từ 80% lên trên 90%. Nguồn thu dịch vụ và đào tạo tăng hơn 30%/ năm, tiết kiệm ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng. Có được kết quả này, theo TS. Nguyễn Thị Hằng là nhờ thực hiện khoán cho từng phòng, khoa trong trường.

XÂY DNG CÁC TRƯNG NGH 
THÀNH CƠ S
 GIÁO DC CHT LƯNG CAO

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho biết chủ trương giao quyền tự chủ tài chính trong trường nghề đã được Chính phủ đưa ra từ lâu, nhưng rất nhiều trường còn dè dặt. Tháng 4-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường CĐ Kỹ nghệ II, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II và Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn giai đoạn 2016-2019. Đề án nhằm xây dựng các trường thành cơ sở giáo dục chất lượng cao, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đồng thời tăng trách nhiệm giải trình trước xã hội và không làm giảm cơ hội tiếp cận học nghề tại trường của các đối tượng chính sách.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II) cho biết từ khi trường hoạt động tự chủ có nhiều thuận lợi, Theo đó, nguồn thu chính của trường không từ học phí mà nguồn thu từ các doanh nghiệp mà trường thực hiện các dịch vụ cho họ để tạo giá trị gia tăng. Cũng theo TS. Nguyễn Khánh Cường, trước đây, khi doanh nghiệp đến đặt hàng trường mới đào tạo thì nay, trường còn đánh giá, tư vấn cho doanh nghiệp đào tạo về lĩnh vực gì để đảm bảo tăng năng suất. Được biết, từ nguồn thu này mà Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II đã đào tạo miễn phí chương trình chính quy ở một số ngành nghề. Trong thời gian thực hiện tự chủ, với chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên, trường được các tập đoàn lớn của Mỹ, Đức, Nhật Bản… như Bosch, Rexroth, Lincoln Electric… lựa chọn là nơi đào tạo nhân lực cung cấp cho tập đoàn. Nhờ đó mà doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn Đồng Nai, TP.HCM… tiết kiệm một khoản chi phi lớn để đưa lao động ra nước ngoài đào tạo.

T.Hng – T.Anh

Bình luận (0)