Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Mùa dịch virus corona: Cần có phương pháp học đúng, khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi vic cho hc sinh ngh hc thêm mt tun đ phòng tránh dch virus corona, S GD-ĐT TP.HCM còn yêu cu các trưng hc ngưng tt c các hot đng ngoi khóa, k c vic dy thêm, hc thêm. Đt trong bi cnh k thi THPT quc gia 2020 đang đến gn, vic ngh hc dài ngày như thế khiến hc sinh lp 12 lo lng.

Theo nhiu giáo viên b môn, hc sinh lp 12 cn ch đng lên kế hoch ôn tp trong thi gian đưc ngh hc. Trong nh: Hc sinh lp 12 Trưng THPT Long Trưng (Q.9) trong mt tiết hc

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên, thay vì lo lắng, người học nên tận dụng khoảng thời gian nghỉ học để xây dựng kế hoạch ôn tập lại những kiến thức đã học, nâng cao kiến thức từ những kênh học tập khác.

Ch đng ôn tp kiến thc cũ

Cô Nguyễn Thị Vũ Huệ (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) cho hay, trong thời gian trường học được nghỉ để phòng tránh dịch, cô nhận được khá nhiều tin nhắn của học sinh lớp 12 bày tỏ băn khoăn, lo lắng về khối lượng kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, nhất là những học sinh có nguyện vọng vào những trường ĐH có mức điểm xét tuyển cao. “Tôi thường khuyên học sinh rằng: các em nên chủ động xây dựng kế hoạch tự học ở các bộ môn trong khối thi mình chọn. Ôn tập những kiến thức cũ đã học và xem qua những kiến thức mới”, cô Huệ cho biết.

Riêng ở bộ môn ngữ văn, cô Huệ khuyên học sinh nên đọc kỹ lại các tác phẩm đã học, nắm vững nội dung, kiến thức và cả những đoạn trích dẫn quan trọng. “Các em có thể tham khảo bài giải của các đề thi mẫu, đề thi minh họa của những năm trước, đọc thêm tài liệu môn học trên mạng, đọc thêm sách, cập nhật thông tin thời sự để mở rộng sự hiểu biết, đưa vào làm dẫn chứng trong bài văn. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kiến thức trên mạng, các em cần phải có sự chọn lọc kỹ bởi không phải thông tin nào đăng trên đó cũng chính xác tuyệt đối”, cô Huệ lưu ý.

Tương tự, ở bộ môn lịch sử, lời khuyên được thầy Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) đưa ra cho học sinh trong thời gian này là lên kế hoạch ôn tập theo sơ đồ tư duy. “Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là kiến thức lớp 12. Do vậy, các em có thể xem lại kiến thức trong chương trình lớp 10, 11, liên kết với các kiến thức lớp 12. Với bộ môn lịch sử, các em không nên học theo dữ kiện số liệu ngày tháng mà học theo chủ điểm, chủ đề để có tính hệ thống”, thầy Du nói.

Lưu ý thi gian t chc k thi riêng

Đây là nhắc nhở được thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, Q.Thủ Đức) gửi đến các em học sinh lớp 12 trong thời gian nghỉ học phòng tránh dịch. Cụ thể, theo thầy Trung, tháng 3 tới, ĐHQG TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực – những học sinh đăng ký tham gia kỳ thi cần chú ý theo dõi thời gian tổ chức trên trang web của ĐH này. “Việc theo dõi thời gian tổ chức các kỳ thi riêng sẽ giúp học sinh chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập kiến thức. Kỳ thi riêng là một cơ hội để người học được học tập, rèn luyện trong những môi trường ĐH, ngành nghề mà mình yêu thích. Vì thế hãy tận dụng khoảng thời gian nghỉ học dài thật hiệu quả để thực hiện tốt cơ hội này”, thầy Trung khuyên.

Ngoài ra, thầy Trung cũng cho hay, người học nên chủ động tương tác với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn qua các kênh như Facebook, Zalo… để hỏi bài, xin tài liệu. “Điều quan trọng nhất là các em tự giác xây dựng thời gian biểu khoa học trong những ngày nghỉ học, giữ sức khỏe tốt, ổn định tâm lý. Ở bộ môn vật lý, các em cần nắm vững kiến thức trong SGK, làm những câu hỏi trắc nghiệm tình huống, cẩn thận hơn khi đổi đơn vị. Đối với các kiến thức cũ trong chương trình lớp 10, 11, các em phải quan tâm đến chuyển động cơ, sự nở của chất lỏng, chất rắn, lực (vật lý 10); tĩnh điện, dòng điện một chiều (vật lý 11)”, thầy Trung chỉ rõ.

Tuyt đi không “bói đ, đoán đ

Cô Lê Tường Quyên (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, Q.1) cho biết: Bước vào học kỳ II là giai đoạn học sinh lớp 12 ôn tập sâu kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ. Đi cùng với đó, nhiều học sinh truyền cho nhau những trang web học tập không chính thống, tình trạng “bói đề, đoán đề” cũng phát sinh trong học sinh. Vì vậy, khi tận dụng mạng xã hội để học, ôn tập, người học cần phải có sự tỉnh táo, không quá lệ thuộc vào những trang mạng đó; tuyệt đối không “bói đề, đoán đề” dẫn đến tâm lý chủ quan, hoang mang. Điều cốt lõi vẫn là đảm bảo kiến thức nền tảng trong SGK, tin tưởng theo hướng dẫn học tập của thầy cô. Một thái độ học tập đúng đắn, khoa học lúc nào cũng cần thiết, nhưng trong giai đoạn này lại càng cần thiết hơn.

Trong bộ môn tiếng Anh, thầy Lê Thanh Tùng (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho rằng dù được nghỉ học nhưng học sinh không được có tâm lý “xả hơi”. Các em phải chủ động tự học tại nhà. Trước hết, bám sát SGK để ôn những kiến thức cơ bản, ngoài ra các em có thể lên mạng tìm những bộ đề thi, đề minh họa các năm trước để thử sức mình. Bên cạnh đó, thầy Tùng cũng cho biết trong thời điểm hiện tại, nhiều trường đã thực hiện việc dạy học trực tuyến. Dù không phải bắt buộc nhưng người học nên thường xuyên bám sát giáo viên chủ nhiệm lớp để theo dõi những bài ôn trực tuyến của thầy cô cho. “Khi sử dụng mạng internet để học, các em cần phải có sự làm chủ. Nhất là cần cân nhắc, có sự chọn lọc trước những kiến thức đăng tải trên các trang mạng. Các em có thể nhờ thầy cô thẩm định những trang mạng trước khi theo dõi, sử dụng”, thầy Tùng nhắn nhủ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)