Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lao động xuất khẩu: Lượng nhiều, chất thấp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong năm 2019, các công ty xut khu lao đng (XKLĐ) ca Vit Nam đã đưa 13.840 ngưi đi làm vic c ngoài, vưt 2,515% so vi ch tiêu năm (năm 2019, ch tiêu là 13.500 ngưi). Tuy nhiên, theo đánh giá ca các đơn v này, cht lưng lao đng còn thp, ch yếu làm nhng công vic đơn gin.

Sinh viên ngành logistics ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc thc hành ti doanh nghip

Cụ thể, số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp XKLĐ là 13.817 người; làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS 5 người; đi thực tập nâng cao tay nghề tại Nhật Bản 7 người; tham gia chương trình điều dưỡng viên xuất cảnh học tập và làm việc tại Đức 10 người…

Theo thống kê, hiện TP.HCM có 86 đơn vị hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm 49 công ty và 37 chi nhánh. Thị trường lao động chủ yếu vẫn là các nước: Nhật Bản 12.266 người (chiếm tỷ lệ 88,63%); Đài Loan 819 người (5,91%); Hàn Quốc 266 người (1,92%); Singapore 143 người (1,03%)… Cụ thể, lao động tại Nhật Bản và Hàn Quốc làm việc trong các ngành sản xuất, chế tạo (dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, thủy sản, lắp ráp cơ điện tử, cơ khí…), xây dựng, nông nghiệp, thuyền viên; còn lao động làm việc tại Đài Loan chủ yếu là giúp việc nhà, thuyền viên tàu cá… Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng được nâng lên, người lao động chủ động đầu tư học ngoại ngữ, bồi dưỡng tay nghề, chuẩn bị điều kiện cần thiết để đi làm việc nước ngoài. Doanh nghiệp XKLĐ cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng mở rộng, khai thác thị trường ngoài truyền thống. Tuy nhiên, số lao động có hộ khẩu tại TP.HCM có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài không nhiều, chiếm tỷ lệ 6,45%; nguồn lao động đưa đi xuất khẩu có chất lượng thấp. Doanh nghiệp thì nhiều nhưng đội ngũ làm công tác tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để tư vấn cho người lao động trước khi tham gia thị trường lao động cũng như thực hiện hồ sơ, thủ tục xuất cảnh theo quy định. “Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dẫn đến người lao động phải chịu nhiều chi phí khi đi XKLĐ. Đặc biệt, người lao động hết hợp đồng không về nước đúng hạn mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp đã làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như hình ảnh quốc gia”, ông Sự nói.

Ông Nguyễn Văn Hòa (đại diện một doanh nghiệp hoạt động XKLĐ) cho rằng có một số doanh nghiệp tuyển chọn lao động xuất khẩu sang các thị trường qua trung gian, không kiểm soát được chất lượng cũng như quản lý thu phí môi giới dẫn đến người lao động chịu nhiều thiệt thòi. “Chất lượng lao động thấp bởi phần lớn họ chưa qua đào tạo nên chỉ có thể đảm nhận các việc làm đơn giản, không đáp ứng được yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, có độ phức tạp theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều đối tác đặt vấn đề tuyển dụng nhân lực nhưng chúng tôi phải từ chối vì không thể tìm đâu ra nguồn”, ông Hòa cho biết.

Đại diện Công ty XKLĐ Esuhai cho biết, để tạo nguồn cung ứng cho thị trường Nhật Bản, công ty chủ động liên kết với các trường TC-CĐ và ĐH để đặt hàng và đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ (tiếng Nhật). Trong năm 2019, công ty đào tạo ngoại ngữ cho hơn 3.000 người, tuyển chọn và cung ứng 1.050 lao động cho các công ty Nhật Bản trong nước và đưa 2.500 thực tập sinh, kỹ sư vừa học vừa làm sang các thị trường khác. Vị đại diện này khẳng định: Hiện nay thị trường XKLĐ lớn và đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, kế hoạch của cơ sở đào tạo và kế hoạch của doanh nghiệp không khớp dẫn đến nhân lực chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Mặc khác, dù đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp nhưng sau đào tạo, phỏng vấn thì số lượng nhân lực “rơi rớt” còn nhiều. Các trường còn e dè trong việc sử dụng cơ sở vật chất để phối hợp đào tạo bởi họ nghĩ đây là tài sản công phục vụ công tác đào tạo chính quy… Từ những khó khăn trên, đại diện Công ty Ensuhai kiến nghị cần có mô hình hợp tác, xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, bên cạnh đào tạo chuyên môn cần có chương trình học ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Nhật) để người học có thể tham gia thị trường lao động ngoài nước.

Nhiu doanh nghip hot đng xut khu lao đng lo ngi thiếu ngun cung. Trong nh: Sinh viên đăng ký tìm vic làm ti mt ngày hi

Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) chia sẻ, để tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trường học tập cũng như doanh nghiệp nước ngoài, trước đây trường đã đưa sinh viên ngành tiếng Hàn sang Hàn Quốc theo dạng thực tập sinh và được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí. Từ hiệu quả của chương trình này, mới đây nhà trường đặt vấn đề đưa sinh viên đi Nhật Bản học tập từ 6 tháng đến 1 năm. Theo đó, đầu tháng 12-2019, trường đã đưa 16 sinh viên đi Nhật bản và dự kiến có 36/64 sinh viên vừa đậu phỏng vấn sẽ đi vào tháng 1-2020. Bà Lý khẳng định, được tham gia chương trình thực tập sinh là cơ hội để sinh viên có thể tự tin tham gia thị trường lao động trong nước và là nguồn cung ứng cho thị trường lao động xuất khẩu. 

Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các quận/huyện và các đơn vị hoạt động XKLĐ cần tăng cường thông tin chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại các thị trường nước ngoài để người lao động tìm hiểu, lựa chọn tránh bị các tổ chức, cá nhân trục lợi bất chính. Đồng thời, nắm bắt kịp thời nhu cầu để kết nối, giới thiệu các chương trình đi làm việc do Chính phủ Việt Nam ký kết với các nước, hoặc tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp XKLĐ để tư vấn thị trường lao động phù hợp với chuyên môn, năng lực tài chính…

Bài, ảnh: T.Anh

 

 

Bình luận (0)