Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp con giải quyết xích mích với bạn bè

Tạp Chí Giáo Dục

Là cha m, bn hãy hưng dn tr cách dàn xếp hp lý đ chế ng đưc nhng xung đt mà chúng gp phi. Đó cũng là cách giáo dc k năng và giá tr sng cho các em trong thiết lp các mi quan h xã hi sau này.

Trẻ con chơi với nhau không thể tránh khỏi chuyện cãi nhau. Nhưng ngày nào tụ tập chơi đùa xong cũng tức tối, cũng đánh nhau, xích mích dẫn đến không khí căng thẳng lại do muôn nghìn lý do khác nhau đã khiến không ít bậc cha mẹ bức xúc. Trong nhóm trẻ chơi, mỗi đứa mỗi tính cách khác nhau, có đứa trẻ quá nhạy cảm, dễ bị chọc tức, có đứa lại ích kỷ, ganh đua, sợ bạn chơi giỏi hơn mình… thế là mâu thuẫn và xích mích.

Thực tế, suy cho cùng, bất kể trẻ nào ở gần nhau quá lâu rồi cũng sẽ có lúc cãi lộn thậm chí đánh nhau đến sứt đầu, mẻ trán. Vấn đề là ở chỗ các trẻ xử lý tình huống đó như thế nào để không dẫn đến mất mát, đổ vỡ trong tình bạn. Trẻ vốn vô tư, nên có thể rất dễ bỏ qua cho nhau để chơi tiếp. Nhưng không tránh khỏi những day dứt, tổn thương khi có xung đột xảy ra. Do đó, cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng kỹ năng để vượt qua những mâu thuẫn trong quan hệ tình bạn.

– Chia sẻ những câu chuyện về tình bạn: Cha mẹ hãy bày tỏ thái độ nhận biết và cảm thông sự tổn thương khi trẻ xích mích với nhau. Kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tình bạn của cha mẹ, kể cả những mâu thuẫn, những mất mát khi cãi vã, những cố gắng và các sự hàn gắn. Giúp trẻ hiểu những ấm ức và hẫng hụt do xích mích, đổ vỡ gây ra.

– Cùng trẻ tìm ra nguyên nhân của những xích mích: Cha mẹ hãy trao đổi với các trẻ là chuyện gì thực sự dẫn đến các cuộc cãi nhau này. Lý do nào gây ra sự xích mích. Có ai trong cuộc cảm thấy không được lắng nghe hay bị ức hiếp không? Con bạn có quá nhạy cảm khi đưa ra kết luận là nó bị lợi dụng và đối xử không công bằng không? Cần trao đổi thêm ý kiến của bạn bè trẻ, giáo viên để biết rõ về lý do nảy sinh cuộc cãi vã, ồn ào.

– Dạy cách giải quyết xích mích: suy cho cùng, luyện tập giải quyết các tình huống có thật trong cuộc sống thực tế là cách tốt nhất cho các trẻ học kỹ năng sống. Nếu trong cuộc sống, con của bạn đã từng có kinh nghiệm giải quyết thành công một cuộc cãi vả, hãy giúp trẻ nhớ lại cách ấy để giải quyết vào lần sau. Tuy nhiên, không phải cuộc tranh cãi nào trẻ cũng tự giải quyết êm đẹp. Do đó, cha mẹ cần vào cuộc kịp thời để những xích mích nhỏ không có cơ hội bùng phát thành nạn bạo lực học đường.

– Khuyến khích trẻ xin lỗi: Nếu con bạn đã làm bất cứ điều gì khiến xích mích nảy sinh và gây ra tổn thương cho bạn bè, con hãy chủ động xin lỗi.  Bạn có thể giúp trẻ đưa ra một số cách để xin lỗi bạn như trực tiếp gặp gỡ, viết vào giấy, hoặc gọi điện thoại trò chuyện, cùng trao đổi, đề nghị bạn cùng nhau bỏ qua và chắp lại mối quan hệ. Đồng thời rút kinh nghiệm để những lần sau có chơi với nhau cũng không làm nảy sinh cãi vã nữa. Nhưng nếu con bạn cố chấp, bảo thủ đề cao cái tôi khó chấp nhận cái sai của mình và thay đổi nó, thì bạn phải luôn kịp thời động viên trẻ rèn tính kiên nhẫn để hạn chế các mâu thuẫn nảy sinh trong khi chơi với các bạn.

Giải quyết tốt các xích mích trong tình bạn là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ hòa nhập. Điều quan trọng là trẻ vừa phải học được cách xử lý êm xuôi, khéo léo các mâu thuẫn, vừa biết cách kiên trì để tất cả các trẻ có liên quan đều cảm thấy mình không bị thiệt thòi. Đó là cách tốt nhất để giảm thiểu cãi nhau và khôi phục lại sự ấm áp trong tình bạn giữa các trẻ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)