Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trị bệnh phù chân

Tạp Chí Giáo Dục

Phù chân gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Trị bệnh phù chân

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh phù chân như đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, phụ nữ mang thai, thiếu dinh dưỡng, các bệnh lý về thận, tim, gan… Thực hiện những cách dưới đây sẽ giúp bạn trị phù chân hiệu quả.
Gừng
Theo Livestrong, gừng có tác dụng chống viêm, làm loãng natri trong máu, giúp giảm đau và sưng chân. Bạn nên uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày hay nhai vài lát gừng tươi. Hoặc bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để xoa bóp vùng chân bị phù vài lần mỗi ngày.
Cần tây
Trị bệnh phù chân

Cần tây là thực phẩm lợi tiểu, có tác dụng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng và đau chân. Bạn nên lấy 2 muỗng cà phê lá cần tây khô cho vào 1 cốc nước sôi, ngâm trong 10 phút rồi lọc bỏ bã và uống nước này 3 lần/ngày.
Chanh
Trị bệnh phù chân

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước chanh có khả năng đào thải chất lỏng dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng chân. Bạn có thể pha 2 muỗng canh nước cốt chanh, một ít mật ong trong cốc nước nóng và uống vài lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi
Trị bệnh phù chân

Hạt rau mùi có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau chân cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bạn có thể đun sôi 3 muỗng cà phê hạt rau mùi với 1 cốc nước và để nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp còn một nửa. Sau đó, để nguội, lọc bỏ bã và uống nước này 2 lần/ngày.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống viêm và giảm đau nên nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng phù nề. Bạn chỉ cần thoa tinh dầu trà xanh vào vùng chân bị phù, để trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm và làm 2 lần/ngày.
Dứa
Trị bệnh phù chân 4

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm viêm và sưng. Do vậy, ăn dứa giúp điều trị hiệu quả chứng phù nề.

Lê Loan/TNO

Bình luận (0)