Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cải tạo đất hoang thành điểm du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thc trng mt vùng đt thuc thôn 4 Nam Ngn  phưng Cm Nam (TP.Hi An, tnh Qung Nam) dưng như b lãng quên sau trn lũ ln gn 20 năm v trưc, hai hc sinh lp 7/5 Trưng THCS Nguyn Bnh Khiêm là Trương Nguyn Ý Như và Trn Thanh Thúy đã kho sát, hiến kế đ đánh thc tim năng du lch nơi đây.

Ý Như và Thanh Thúy trong mt ln đi kho sát  thôn 4 Nam Ngn

Thôn 4 Nam Ngạn 20 năm trở về trước từng là nơi quần tụ cư dân đông đúc, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, một số khác mưu sinh phụ thêm bằng nghề giăng lưới trên sông Thu Bồn – con sông chảy ngang, ôm lấy rẻo đất Nam Ngạn để “tưới tắm” phù sa quanh năm. Ngày ấy, không ai nghĩ sẽ rời đi cho đến sau trận lũ lớn năm 2000, nhà cửa, gia sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ; mé làng bị sạt lở kéo theo bao nhiêu cây cối, đất đai hòa vào dòng nước Thu Bồn để xuôi về biển. Hàng chục hộ dân ở thôn 4 Nam Ngạn phải khăn gói về nơi ở mới thuộc phường Thanh Hà.

Mảnh đất bỏ lại ấy ngót 20 năm chìm vào quên lãng. Thỉnh thoảng nhớ nơi mình từng gắn bó, người dân ngậm ngùi bơi xuồng vượt dòng Thu Bồn về ngắm xóm làng. Thôn 4 Nam Ngạn chỉ còn lại những rặng tre, lối mòn đã bị cỏ mọc che lấp. Mãi cho đến một ngày tháng 2-2019, Ý Như và Thanh Thúy mới nghe cô giáo dạy văn kể chuyện về vùng đất ấy. Sự tò mò thôi thúc. Khi biết thông tin về cuộc thi “Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu năm 2019”, thì Ý Như và Thanh Thúy quyết định chọn thôn 4 Nam Ngạn để làm một-điều-gì-đó nhằm đánh thức vùng đất này. Hai em trình bày ý tưởng của mình và nhận được sự đồng ý hướng dẫn của cô Dương Thị Hòa (giáo viên dạy văn trong trường). Ý Như nhớ lại: “Lần đầu tiên đi khảo sát vùng đất này, em và Thanh Thúy không khỏi ngỡ ngàng về vẻ đẹp nơi đây. Neo mình bên dòng chảy sông Thu Bồn, thôn 4 Nam Ngạn được phù sa bồi đắp, “tưới tắm” nên đất đai khá trù phú. Những lũy tre, hàng cây còn sót lại sau trận lũ gần 20 năm về trước vẫn mọc xanh tươi, rì rào trong gió”.

Ý Như cho biết, thêm nhiều lần khác em cùng Thanh Thúy và cô Hòa trở lại Nam Ngạn để nghiên cứu, đưa ra các ý tưởng. Cùng với đó là về Thanh Hà tìm lại những người dân đã rời khỏi thôn 4 sau khi bị lũ cuốn trôi nhà cửa để hỏi họ về vùng đất này trước đó. “Nơi này hội tụ đủ yếu tố để phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên”, Ý Như và Thanh Thúy cùng khẳng định. Sau 3 tháng nghiên cứu, hai em đưa ra những giải pháp thiết thực. “Chúng em đã khảo sát rất kỹ, tìm hiểu thêm về đặc điểm của những bãi đất ven sông vào mùa lũ. Từ đó chúng em nghĩ, để đánh thức thôn 4 Nam Ngạn thì cần áp dụng nhiều giải pháp như: Trồng rau muống, dưa trên bè…; xây dựng nhà nổi bằng tre, dừa nước đặt trên những chiếc bè; xây dựng kè hoặc trồng cây chống sạt lở như bần, đước, dừa nước, tre, lau sậy, lát, cỏ hương lau chống sạt lở tạo cảnh quan xanh mát cho môi trường; xây dựng các bến đò, đội tàu…; khai thác mặt lợi từ lũ lụt như tận dụng phù sa mùa lũ để trồng trọt, phát triển du lịch trải nghiệm ngay trong mùa lũ với các hoạt động như chèo thuyền… Bên cạnh đó phát triển thế mạnh của địa phương bằng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng gắn với những nghề truyền thống ở địa phương là nông nghiệp, nuôi hến, dệt chiếu thông qua hoạt động trải nghiệm như một ngày làm nông dân, cào hến, đánh lưới… Như vậy, không chỉ đánh thức được vùng đất mà còn giúp người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định”, Thanh Thúy phân tích.

Cuc thi “Đi s hc đưng trong phòng, chng thiên tai và thích ng biến đi khí hu năm 2019” do Tng cc Phòng, chng thiên tai và Chương trình Phát trin Liên hp quc (UNDP) phi hp vi UBND tnh Qung Nam t chc t tháng 2 đến tháng 5-2019. Mc đích cuc thi nhm to ra sân chơi b ích, giúp hc sinh tìm hiu và cùng sáng to, nâng cao ý thc tuyên truyn ti nhng ngưi xung quanh v các vn đ liên quan đến phòng, chng thiên tai và thích ng biến đi khí hu. Cuc thi trên là mt trong nhng hot đng ca d án “Tăng cưng kh năng chng chu vi nhng tác đng ca biến đi khí hu cho các cng đng d b tn thương ven bin Vit Nam”.

Đề tài của Ý Như và Thanh Thúy gói gọn trong 5 phút giới thiệu vùng quê bên dòng sông Thu Bồn, vốn đông đúc nhưng bị bỏ hoang sau trận lụt năm 2000. Hai em đã khéo léo tận dụng tiềm năng và tài nguyên còn bỏ ngỏ để phát triển du lịch trong mùa nước lũ. Đề tài thuyết phục Ban giám khảo và xuất sắc đoạt giải đặc biệt của cuộc thi.

Chia sẻ về cảm xúc sau cuộc thi, Thanh Thúy cho biết: “Nhiều cuộc thi đã được tổ chức, nhưng các giải pháp đưa ra từ những cuộc thi đó chỉ dừng lại trên giấy, chưa thật sự hiệu quả. Chúng em mong muốn giải pháp trong đề tài của mình sẽ được hiện thực hóa không chỉ tại thôn 4 Nam Ngạn mà còn ở những vùng đất đang “ngủ yên” do thiên tai. Và chúng em cũng mong muốn những thông điệp mà chúng em cũng như các bạn khác truyền tải trong cuộc thi sẽ tiếp tục được lan tỏa, góp phần làm thay đổi nhận thức và tư duy của cộng đồng về vấn đề phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu”.

Hàn Giang 

Bình luận (0)