Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bui sinh hot chuyên đ Dinh dưng trong điu tr bnh nhân nng ti BV Tim Tâm Đc, Q.7, TP.HCM, TS.BS Lưu Ngân Tâm – Trưng khoa Dinh dưng BV Ch Ry khng đnh: “Bnh nhân nng không ch đưc điu tr đúng cách và chu đáo mà còn phi có mt chế đ dinh dưng khoa hc hp lý đ sc khe đưc phc hi nhanh chóng”.

Ngưi bnh cn có chế đ dinh dưng tt đ có sc đ kháng cao (nh minh ha chp ti BV Ung bưu TP.HCM) 

Theo BS Tâm, bệnh nhân nặng nếu không được nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng không tốt, vô tình chúng ta đã đẩy người bệnh đến với nguy cơ tử vong cao hơn, dễ có biến chứng hoặc thời gian nằm viện kéo dài, chi phí gia tăng hơn.

Dinh dưng cũng là mt “v thuc”

Theo kết quả điều tra, bệnh nhân nằm BV bị suy dinh dưỡng có tỷ lệ tới 30-50%. Suy dinh dưỡng có thể ngay khi vào BV hoặc cạn kiệt dinh dưỡng do quá trình bệnh lý diễn ra trong lúc nằm BV. Người bệnh cũng có thể hao hụt, mất mát dinh dưỡng do thủ thuật và tai biến của các thủ thuật diễn ra trong BV. Không phải bệnh nhân nào cũng được BS quan tâm, căn dặn đến chế độ ăn uống, bồi dưỡng. Vì thế có tới 2/3 bệnh nhân vào nằm viện không được thầy thuốc đề cập đến tình trạng dinh dưỡng hơn nữa bản thân người bệnh rất ít để ý đến vấn đề này. Vẫn còn một số thầy thuốc bỏ qua khâu hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh. Đó là  không tính toán đầy đủ năng lượng, lúng túng trong việc lựa chọn thức ăn và không biết sử dụng con đường nào để nuôi dưỡng cho phù hợp. Khá nhiều thầy thuốc và bệnh nhân cho rằng, với người bệnh nhất là bệnh nặng, phải truyền dịch, phải nuôi qua đường tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng tùy tiện, lạm dụng khiến cho việc nuôi dưỡng bệnh nhân không hiệu quả, nhiều tai biến đáng tiếc.

Về nguyên tắc, việc điều trị không phải chỉ là thuốc hay những can thiệp y khoa mà còn phải cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể giúp người bệnh có nhiên liệu để duy trì, cải thiện các chức năng sống, chức năng miễn dịch giúp cho thuốc và các can thiệp y khoa phát huy hiệu quả. Hồ sơ bệnh án phải biết đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngay trong 24 giờ tính từ khi người bệnh vào viện. Có thể  đánh giá dựa vào các phép đo nhân trắc, dựa vào khối cơ thể (BMI), dựa vào tình trạng mất trọng lượng hay dựa vào một vài thông số sinh hóa máu. Gần đây, người ta dùng phương tiện “đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan” – SGA, một công cụ đánh giá không phức tạp khá chính xác và tiện dụng hơn hẳn những phương tiện đánh giá cũ.

Chế đ dinh dưng rt cn thiết

Trong điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc thì dinh dưỡng luôn có vai trò rất quan trọng, chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý giúp cơ thể phục hồi tốt sức khỏe, giảm thời gian nằm viện. Bởi vì dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của con người. Các chất dinh dưỡng được cung cấp thông qua ăn uống giúp con người tồn tại và phát triển. BS Hồ Văn Cưng – BV Đa khoa tỉnh Long An khẳng định, thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra các bệnh thường gặp như: thiếu máu do thiếu sắt, bệnh Beriberi do thiếu vitamin B1, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh viêm da Pellagra do thiếu vitamin PP… Thiếu dinh dưỡng còn làm cho cơ thể chậm phát triển, giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với người bệnh nằm viện, suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, do đó chi phí điều trị tăng. Ngược lại khi thừa dinh dưỡng lại là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch…

Đối với một số bệnh, nếu ăn uống không đúng sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh, bởi vì chế độ dinh dưỡng trong điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hòa, đến khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể. Nếu dinh dưỡng tốt sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Ngoài ra, việc sử dụng dinh dưỡng trong điều trị còn có tác dụng điều hòa các rối loạn chuyển hóa làm giảm một số bệnh do chúng gây ra, đặc biệt, là trong điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày… Trong điều trị một số bệnh lý như: chấn thương phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng… nếu sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương mau lành, sức khỏe hồi phục nhanh hơn.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng còn có vai trò tích cực trong phòng bệnh. Khi thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý sẽ giúp cho cơ thể duy trì khả năng miễn dịch nhằm phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng thì giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mạn tính như: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, ung thư… có mối liên quan và kết luận “chế độ ăn đi trước, rước bệnh đi sau”, điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc phòng tránh bệnh tật.

Bài, nh: Nguyn Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)