Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗi đau người ở lại…!

Tạp Chí Giáo Dục

Sau nhng v án giết ngưi rúng đng dư lun, ni đau cho ngưi li dưng như chưa lúc nào nguôi ngoai.

B cáo Vũ Văn Tiến ti phiên tòa

“Con di, cái mang”

Đó là câu nói mà rất nhiều người mẹ, người cha của các bị cáo đã nói trong nước mắt tại phiên tòa xét xử chính đứa con của mình. Có lẽ, chẳng có nỗi đau nào hơn thế. Có những phiên tòa mà bị cáo nhận mức án tử hình khi họ còn quá trẻ. Chúng tôi không muốn nói về tội ác vì cái ác cần phải được trừng trị, răn đe. Chúng tôi chỉ muốn nói về nỗi đau của những người ở lại. Kết thúc những phiên tòa như thế thường đưa người ở lại về vực sâu. Vực sâu thăm thẳm cho người ở lại mới đau đớn biết dường nào…

Hình ảnh người mẹ của tử tù Vũ Văn Tiến trong vụ thảm sát ở Bình Phước vẫn ám ảnh chúng tôi đến lạ kỳ. Có lẽ, rất nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh đó cũng đều như thế. Phải chăng tháng 7 năm 2016 là tháng 7 đau đớn nhất trong cuộc đời của bà? Như suy nghĩ của người người đồng nghiệp, giây phút nhìn thấy bà ngã gục ở khuôn viên tòa án, chúng tôi chỉ muốn chạy đến và nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc của bà chỉ để nói rằng: “Dù có thế nào, bác cũng phải sống tiếp những ngày còn lại”. Khi cả xã hội quay lưng, lên án tội ác của bị cáo Tiến thì chỉ có gia đình là nơi để Tiến bấu víu về tâm hồn trong những ngày cuối cùng, chỉ có người mẹ khắc khổ ngược xuôi khắp nơi để xin đủ hàng ngàn chữ ký giúp con xóa án tử hình…

Chúng tôi từng dự một phiên tòa mà nhiều người ở phòng xét xử hôm ấy đã phải rơi nước mắt. Tháng 5-2016, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Vũ Đức Tài với mức án tử hình về tội giết người. Khi gây án, Tài chỉ mới bước qua tuổi 18 được vài ngày. Vì một phút nông nổi, Tài đã gây ra cái chết đau lòng cho Phạm Thái Minh (19 tuổi, ở quận Bình Thạnh) và Nguyễn Bình An (17 tuổi, ở quận 12). Ngày xét xử, ở hàng ghế đại diện cho bị hại, mẹ của bị cáo Phạm Thái Minh ngồi thẩn thờ như người mất hồn. Nước mắt lưng tròng, bà nói: “Mất đi đứa con, tôi đau lòng lắm nên tôi thấu hiểu nỗi đau của mẹ bị cáo. Tôi không muốn có thêm một người mẹ nào đau khổ như mình. Nếu bị cáo bị tử hình thì con tôi cũng không thể sống lại được. Mong quý tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ để cho bị cáo một con đường sống”. Bà vừa dứt lời, nước mắt của nhiều người trong phòng xét xử khẽ rơi xuống. Có lẽ, phải cố gắng lắm thì người phụ nữ khắc khổ ấy mới có thể nói ra được những lời như thế cho chính kẻ đã giết chết con trai của mình. Bởi hơn ai hết, bà hiểu được nỗi đau của người mẹ khi có đứa con đang đứng trước bờ sinh – tử.

Tòa án lương tâm ngày mai

“Mt đi đa con, tôi đau lòng lm nên tôi thu hiu ni đau ca m b cáo. Tôi không mun có thêm mt ngưi m nào đau kh như mình. Nếu b cáo b t hình thì con tôi cũng không th sng li đưc. Mong quý tòa xem xét tình tiết gim nh đ cho b cáo mt con đưng sng”. Có l, phi c gng lm thì ngưi ph n khc kh y mi có th nói ra đưc nhng li như thế cho chính k đã giết chết con trai ca mình. Bi hơn ai hết, bà hiu đưc ni đau ca ngưi m khi có đa con đang đng trưc b sinh – t.

Người ở lại nào cũng đau xót, tiếc thương cho con cái, người thân của mình theo một cách riêng. Sau hơn 6 năm kể từ ngày Nguyễn Đăng Thành (SN 1981) ra tay tay sát hại chị Vũ Thị Hoàng A., là con gái của một vị giáo sư nổi tiếng ở TP.HCM, vụ án này vừa được đưa ra xét xử phiên phúc thẩm vào ngày 8-8. Nỗi đau cho gia đình người bị hại vẫn còn như mới hôm qua. Hơn 6 năm trước, Thành từng gây nên vụ án rúng động dư luận khi dùng dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người chị Hoàng A. khiến chị tử vong ngay sau đó tại bệnh viện. Chứng kiến cái chết của cô gái trẻ, nhiều người dân ở khu chung cư 684/6 Trần Hưng Đạo, phường 2, Q.5 không khỏi bàng hoàng. Trong phiên tòa phúc thẩm, ba mẹ của bị hại ngồi thẩn thờ, mái tóc bạc trắng, bơ phờ vì suốt mấy năm ròng khóc thương cô con gái xinh đẹp, giỏi giang mà đoản mệnh. Vụ án vì cuồng yêu, giết “người trong mộng” của Nguyễn Đăng Thành cũng đã gióng lên một hồi chuông vì chữ tình của những kẻ nhân danh tình yêu. Không đồng tình với mức án tù chung thân mà tòa án đưa ra cho bị cáo ở phiên toàn sơ thẩm, gia đình bị hại đã kêu gọi cộng đồng mạng lên án kẻ giết người. Chuyện đau lòng dẫu có tiếc nuối cũng đã xảy ra, kẻ thủ ác cũng đã bị bắt và đã trả giá đắt cho hành động phi nhân tính của mình bằng chuỗi ngày dài dằng dặc ở chốn lao tù phía trước.

Hơn 6 năm qua là quãng thời gian dài đằng đẵng đối với gia đình chị Vũ Thị Hoàng A., khi cha mẹ vì quá thương xót đến tiều tụy. Bản án ở phiên tòa phúc thẩm vừa qua vẫn giữ nguyên mức án tù chung thân cho bị cáo Nguyễn Đăng Thành đã không đúng với ý nguyện của gia đình bị hại. Tuy nhiên, những ngày sống sau song sắt, tòa án lương tâm sẽ xét xử Thành. Bản án ấy còn chua xót với bị cáo hơn gấp ngàn lần…

Bài, nh: Thc Quyên

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗi đau người ở lại…

Tạp Chí Giáo Dục

Hai ngày liên tiếp đầu tháng 8-2015, TAND TP.Đà Nẵng đã mở hai phiên sơ thẩm về hai vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến án mạng thì có muôn vàn nhưng nỗi đau lại có một.

Ly nước mía đoạt mạng người

Một sáng đầu tháng 8, Hội trường phòng xử án lưu động tại Trường THPT Thanh Khê (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đông nghẹt người dự khán. Hàng ghế đầu tiên trong hội trường dành cho thân nhân người bị hại là hai vợ chồng người nông dân lam lũ đến từ miền quê nghèo thuộc huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Hai đôi mắt trũng sâu mỗi lần ngước mắt nhìn bị cáo trên vành móng ngựa, nước mắt họ lại lặng lẽ rớt. Cách đó không xa, là người vợ của chính bị cáo ôm đứa con chập chững biết đi, đăm chiêu hướng về phía chồng.

Chuyện xảy ra vào tối ngày 17-8-2014, Phan Thành Luân (SN 1995), ở Phú Thọ (Quế Sơn, Quảng Nam) cùng nhóm bạn đến uống nước mía trên vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) do vợ chồng Nguyễn Thành Trường và Mai Thị Kim Phượng làm chủ. Sau khi uống nước mía xong, anh Luân cùng nhóm bạn gọi tính tiền. Do không đồng ý với giá 8.000 đồng/ly nên giữa nhóm anh Luân và Nguyễn Thành Trường xảy ra mâu thuẫn. Khi Luân cùng bạn ra về thì Trường lấy xe máy đuổi theo, đồng thời gọi điện cho em vợ là Phan Minh Tuấn để nhờ Tuấn đến đánh nhóm của Luân. Nghe anh rể gọi, Tuấn gọi thêm Ngô Hà Công Lý (là anh vợ chưa cưới của Tuấn) đi cùng. Cả ba đã gặp nhau cùng đi tìm nhóm anh Luân để đánh. Khi tới cây cầu bắc qua kênh Phú Lộc gần đó thì gặp nhóm của Luân đang đứng trên cầu. Hai bên xảy ra xô xát. Hậu quả, anh Luân tử vong tại chỗ do chấn thương sọ não. Sau khi gây án xong, Lý và Tuấn bỏ trốn, đến ngày 18-8-2014 cả hai ra đầu thú. HĐXX tòa án quận Liên Chiểu tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Trường và Ngô Hà Công Lý mỗi bị cáo 11 năm tù về tội cố ý giết người. Bị cáo Phạm Minh Tuấn 10 năm tù giam.

Chỉ vì ngã giá một ly nước mía, ba bị cáo Thành, Lý, Tuấn đã nhẫn tâm đoạt mạng người

Bà Ngô Thị Sáu (mẹ Luân) nói trong tiếng nấc nghẹn: “Nhà có 3 chị em, Luân là con út. Cuộc sống vất vả nên hết lớp 10, Luân tự nguyện nghỉ học, ra Đà Nẵng kiếm việc làm, phụ giúp gia đình. “Đầu năm 2013, cháu nó xin vào làm tại một công ty điện lạnh tư nhân ở Đà Nẵng với lương tháng 2 triệu. Tiền kiếm được dù ít nhưng cháu luôn tình cảm và cố chắt chiu dành dụm để lo cho ba mẹ bớt cực. Rứa mà ai ngờ…”.

“Xin hãy giảm án cho chú ấy”

Đó là lời khẩn cầu của bà mẹ có con bị giết tại phiên tòa do TAND TP.Đà Nẵng mở vào sáng 1-8, tại quận Sơn Trà. Những giọt nước mắt của người vợ non trẻ của bị cáo cùng tấm lòng của mẹ người bị hại khiến nhiều người dự khán xót xa. Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Hoàng Văn Hậu (SN 1990), quê ở Nghệ An run run: “Bị cáo không cố ý giết anh ấy. Lúc đó do bị ép và tức giận vì lời mạt sát nên bị cáo lỡ tay…”. Theo cáo trạng, tháng 3-2012, Hậu vào Đà Nẵng tìm việc, tình cờ gặp anh T.T.Th (SN 1973). Anh Th. chủ động làm quen rồi tự nguyện xin cho Hậu làm nhân viên phục vụ tại quán nhậu. Đến cuối năm 2013, Hậu về quê và lập gia đình. Khi vợ sắp đến ngày sinh nở, nghe anh Th. hứa khi nào thiếu tiền thì anh sẽ cho mượn nên Hậu đã liên lạc với anh Th. và đón xe khách vào mượn tiền. Ngày 30-9-2014, khi đến Bến xe Đà Nẵng, Hậu đón xe ôm đến nhà anh Th. ở quận Sơn Trà. Ăn cơm xong, anh Th. bảo Hậu lên giường nằm nghỉ. Được một lúc, anh Th. có những hành vi “quấy rối” Hậu. Mặc dù Hậu từ chối nhưng anh Th. vẫn nài nỉ, buộc Hậu phải quan hệ đồng tính thì mới cho mượn tiền. Cả hai xảy ra xô xát. Trong cơn bực tức, Hậu lấy dây điện quất và siết cổ cho đến khi Th. bất động. Hậu  tìm chìa khóa mở cửa, lấy của nạn nhân 2 nhẫn vàng, 1 dây chuyền vàng, 1 xe máy cùng một túi nilon đựng tiền. Tổng giá trị tài sản hơn 224 triệu đồng… Với hành vi này, Hậu nhận mức án tử hình.

Trước vành móng ngựa, bị cáo thành khẩn, ăn năn. Ở bên dưới khán phòng, người vợ trẻ của Hậu ngất đi. Nhiều đôi mắt hướng về phía chị đầy ái ngại. 20 tuổi, chị đối mặt với việc mất chồng, một mình nuôi con. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang! Còn người mẹ bị hại đã ở vào tuổi ngoài thất thập, nước mắt không còn để chảy: “Dù răng thì con tui cũng mất rồi. Tiền đền bù lo tang ma để cho vợ chú ấy lo cho con. Tui cũng mong tòa xem xét giảm án cho chú ấy”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hai phiên tòa – một nỗi đau của người ở lại. Cánh cửa xe bít bùng lạnh lùng ngăn ánh mắt của người thân với người thân. Nhìn những bước chân nặng nề của người thân các bị cáo và bị hại lê khỏi khán phòng xử án, chạnh lòng chợt nghĩ, rồi đây bao nhiêu đêm trắng cuộc đời của những người ở lại vẫn phải lặng lẽ đêm đêm với nỗi đau khó nguôi quên!