Y tế - Văn hóaThư giãn

Những hình ảnh đáng nhớ về Cách mạng Tháng Mười Nga lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Một thế kỷ đã trôi qua song Cách mạng năm 1917 vẫn là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Nga.

Lãnh tụ Vladimir Lenin. Ảnh: Time Magazine

Cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917 đã đặt dấu chấm hết cho 200 năm trị vì của triều đại Romanov và chế độ quân chủ ở Nga. Người dân, do quá mệt mỏi dưới chế độ quân chủ chuyên chế, đã cùng nhau hợp sức lật đổ Sa hoàng II. Vài tháng sau, đảng cánh tả cấp tiến Bolshevik vươn lên nắm quyền lực. Những người cộng sản đã tiếp tục lãnh đạo nước Nga trong gần 70 năm.

Dưới đây là một số hình ảnh đáng nhớ và những điều cần biết về cuộc cách mạng lịch sử này.

Tại sao Cách mạng Tháng Mười lại xảy ra vào tháng 11?

Trên thực tế Cách mạng Tháng Mười diễn ra vào tháng 11 (và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng 3). Sở dĩ có sự khác biệt này do cách sử dụng quy định lịch khác nhau. Cho đến tận năm 1918, Nga vẫn sử dụng lịch Julian, thường chậm hơn 2 tuần so với lịch Gregorian vốn được thế giới sử dụng phổ biến hiện nay.

Binh sĩ ủng hộ đảng Bolshevik mang theo khẩu hiệu trung thành với Lenin. Ảnh: Time Magazine

Điều đầu tiên mà đảng Bolshevik làm sau khi lên nắm quyền là xóa bỏ lịch Julian, khiến cho toàn bộ công dân Nga lúc bấy giờ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì sự tiện lợi.

Tại sao Cách mạng 1917 xảy ra?

Những người ưa thích thuyết âm mưu đều mong muốn có một lí do “sâu xa” nào đó đứng đằng sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ chuyên chế. Một số người tin rằng đó là âm mưu của người Đức (họ gây chiến với Nga từ 1914-1918) hoặc người Anh (đồng minh của Nga lúc bấy giờ) hoặc thậm chí người của Freemason (Hội Tam điểm).

Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng chỉ có lý do đơn gian và logic đứng đằng sau cuộc cách mạng này là do sự tức giận của người dân. Quá chán nản trước cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, mọi người mong muốn hòa bình song chiến tranh vẫn tiếp tục kéo dài và gây mệt mỏi.

Một buổi biểu tình của học sinh sinh viên thu hút nhiều binh sĩ và người dân trên đường. Ảnh: Time Magazine

Vì cơ sở vật chất yếu kém, nên giới chức không đủ khả năng để cung cấp thực phẩm cho ngay thủ đô Nga lúc bấy giờ là Petrograd (thành phố St. Petersburg hiện nay). Những “cuộc nổi dậy bánh mì” thực chất đánh dấu bước khởi điểm cho cuộc nổi dậy lớn sau này.

Nông dân – bộ phận chiếm phần lớn dân số Nga – không hài lòng với chính quyền. Mặc dù Sa hoàng Alexander II đã cho họ tự do năm 1861 bằng cách hủy bỏ chế độ nông nô, năm 1917, phần lớn những cựu nông nô này vẫn không có tài sản mang tên họ. Công nhân thì phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm.

Binh sĩ nổ súng bắn vào đoàn biểu tình công nhân tháng 7/2017 tại Petrograd. Ảnh: Time Magazine

Bên cạnh đó, Sa hoàng Nicolas II và các chính sách của ông cũng là lí do khiến cuộc nổi dậy nổ ra. Thậm chí, chính những người trung thành còn coi Sa hoàng Nicolas II là một nhà lãnh đạo bất tài và yếu đuối.

Trong nhiều năm, hoàng gia Nga bị nhân vật bí hiểm Grigory Rasputin – bị cả nước Nga căm ghét – đứng sau thao túng. Khi Cách mạng xảy ra, đa phần người Nga không còn vương vấn gì với chế độ quân chủ nữa.

Ảnh chân dung Sa hoàng, cha và ông của ông bị xé xuống khỏi tường cung điện Mùa đông. Ảnh: Time Magazine

Tại sao người Bolshevik chiến thắng?

Năm 1917, lãnh đạo đảng Bolshevik, Vladimir Lenin, lúc đó đang bị đày tới Thụy Sĩ cùng nhiều đảng viên cộng sản. Họ sớm quay trở lại đất mẹ để hành động.

Người dân nhanh chóng yêu mến đảng này vì họ hứa sẽ đem lại hòa bình và tài sản cho người dân mà không cần thời gian chờ đợi, tuyên bố giai cấp nông dân và công nhân phải đấu tranh để chống lại chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản.

 

Bản thân Vladimir Lenin cũng là một lí do cho chiến thắng của giai cấp vô sản.

Là một nhà lãnh đạo cần mẫn và dũng cảm, Lenin giành lấy trái tim mọi người với những bài phát biểu hùng hồn và làm mọi thứ có thể để lãnh đạo tổ chức, giành lấy chiến thắng cuối cùng.

Tờ báo đầu tiên mà đảng Bolshevik xuất bản sau khi nắm quyền. Ảnh: Time Magazine

Những gương mặt tiêu biểu

Bộ ba ủy viên Lenin (giữa), Joseph Stalin (trái) và Mikhail Kalinin. Ảnh: Time Magazine

Ngoài Lenin, có rất nhiều nhân vật xuất chúng trong hàng ngũ Bolshevik. Có thể kể đến Leon Trotsky, người đã xây dựng lực lượng Hồng quân giúp những người Cộng sản chiến thắng. Hay như Nadezhda Krupskaya, vợ của nhà lãnh tụ Lenin, cũng là một nhà cách mạng quan trọng, cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng cũng như sự nghiệp của chồng.

Lực lượng Hồng quân nguyện trung thành với chủ nghĩa Cộng sản. Ảnh: Time Magazine

 

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
 
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)