Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Du lịch Đà Nẵng: Tìm giải pháp tái cơ cấu nguồn khách

Tạp Chí Giáo Dục

Gia thi đim du lch gp khó khăn do nh hưng ca dch Covid-19, ngành du lch Đà Nng đang n lc tìm nhiu gii pháp đ cơ cu li ngun khách, kích cu th trưng nhm thu hút du khách tăng tr li…

Khách du lch tham quan ti Đà Nng

Thách thc và cơ hi

Trước tình hình ngành du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp vì đại dịch Covid-19, cùng với việc chung tay phòng, chống nguy cơ lây lan của dịch bệnh, các doanh nghiệp du lịch ở Đà Nẵng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm là điểm đến an toàn cho du khách. “Vào thời điểm này, điều du khách quan tâm nhất là điểm đến đó có thân thiện và nhất là đảm bảo an toàn hay không?”, bà Trần Mỹ Quyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Hành Hương Việt (quận Hải Châu) chia sẻ khi nói về giải pháp thu hút du khách trở lại ổn định như trước. Cũng theo bà Quyên, để trả lời được câu hỏi đó, không ai khác, chính các công ty lữ hành cũng như địa phương cần nâng cao công tác quảng bá hình ảnh, khẳng định Việt Nam là điểm đến đáng tin cậy. Trong mỗi thách thức sẽ tiềm ẩn một cơ hội và lúc này, công tác quản lý du lịch cần được “chấn chỉnh” lại. Bên cạnh đó, ngành du lịch mỗi địa phương cần yêu cầu các đơn vị kinh doanh phải luôn nỗ lực, hoạt động đúng quy định và đảm bảo các điều kiện để mang lại sự an toàn cho du khách.

Theo bà Quyên, trong thời điểm hiện tại, đơn vị vẫn rất chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ và đặc biệt đảm bảo an toàn cho du khách trên tour. “Tuyệt đối không vì lợi nhuận, không vì bị hủy tour hay bất cứ lý do gì mà giảm chất lượng dịch vụ. Thay vào đó, chính lãnh đạo công ty sẽ trực tiếp đồng hành trên tour và chăm sóc tốt nhất cho đoàn khách của mình để tiếp tục khẳng định thương hiệu, gầy dựng một điểm đến Đà Nẵng thân thiện và an toàn”, bà Quyên nói. Về giải pháp lâu dài, cần có sự kết nối giữa các địa phương trong xây dựng điểm đến để thu hút du khách, tìm kiếm các đối tác mới từ các thị trường du lịch khác như Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản… Trong đó, cần chú trọng thu hút khách nội địa để tăng nguồn thu nhằm đưa ngành du lịch vượt qua khó khăn hiện tại.

Đồng quan điểm, ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP du lịch Việt Nam (Vitour) cho rằng, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Đà Nẵng nhìn nhận về chiến lược thu hút và khai thác các thị trường khác.

Nâng tm cht lưng dch v

Trước tình thế khách sụt giảm làm “bốc hơi” khoảng 700 tỷ đồng, ngành du lịch Đà Nẵng xác định cần phải có nhiều biện pháp để đa dạng các sản phẩm và nâng chất lượng dịch vụ… Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, dự kiến đầu tháng 3 này, nhóm 3 địa phương gồm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ công bố chương trình kích cầu du lịch quốc gia. “Bước đầu tiên là kích cầu nhóm du khách trong nước, các địa phương đã họp bàn và hình thành các sản phẩm mới để chuẩn bị công bố gói kích cầu đầu tiên”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, ngành du lịch 3 địa phương này sẽ nghiên cứu gói kích cầu dài hơi hơn nhằm duy trì phát triển bền vững. Cụ thể sẽ huy động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia, trong đó tập trung triển khai ở các thị trường trọng điểm, chốt các sản phẩm mới, dự kiến sẽ công bố khi hết dịch.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cũng cho biết, sẽ chú trọng hướng tới giới thiệu sản phẩm mới, tăng thêm dịch vụ phục vụ du khách sau đó tính đến giảm giá. “Các gói kích cầu này cần sự tham gia của các hãng hàng không, các công ty lữ hành, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Sau khi công bố các gói kích cầu, ngành du lịch mong muốn du khách có những trải nghiệm và giá trị tăng thêm khi đến Đà Nẵng”, bà Hạnh nói.

Để thực hiện chương trình kích cầu dài hơi, Sở Du lịch Đà Nẵng sẽ cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia. Trong đó sẽ xác định rõ thời điểm kích cầu, các cam kết về dịch vụ, mức giảm giá cụ thể để Sở Du lịch tổng hợp và giám sát việc thực hiện theo các cam kết của doanh nghiệp. Quan điểm của ngành du lịch Đà Nẵng là giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ, mặt khác chất lượng sẽ phải tốt hơn trước. Thu hút khách nội địa là mục tiêu hướng đến trước tiên. Với thị trường khách quốc tế, sẽ tiếp tục cân nhắc vào các thời điểm ổn định. “Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đang tính toán lại cơ cấu thị trường khách theo hướng giảm thị trường phụ thuộc. Theo đó, sẽ phân công một số doanh nghiệp lữ hành tiếp xúc với các thị trường mới như Nga, Ấn Độ, Lào… Điều này cần có chiến lược lâu dài, thậm chí để thành công thì phải mất từ 4 đến 5 năm”, bà Hạnh nhìn nhận.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)