Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phòng Tiền Vãng trong ngôi trường xưa nhất phương Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Đo bt thiên, giáo bt quyn, chân sư phm nghi hình/ u nhi hc, tráng nhi hành, th thiếu niên nghĩa v. Tm dch: Đo lý không ngã nghiêng, dy hc không biết mt mi, làm khuôn mu ngưi thy chân chính/ Nh thì hc, ln thì làm, ngưi tr có nghĩa v như thế. Đó là câu đi phòng Tin Vãng ca  Trưng THPT Nguyn Đình Chiu – TP.M Tho, Tin Giang.

M Tho có trưng c Đ

Cụ Đồ là cách nói xưa để chỉ những nhà Nho làm nghề dạy học cho nên nếu không phải là “dân” Mỹ Tho thì có thể thắc mắc: Cụ Đồ nào và tại sao lại tự hào có ngôi trường đó?

Nhà Nho này sinh năm 1822 tại Gia Định, đỗ tú tài 1843; nhận tin mẹ mất khi chờ thi Hội đã bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường đi, buồn thương nên bệnh mù cả hai mắt; về sau mở trường dạy học, thực hành nghề thuốc và sáng tác thơ văn (Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp…), trong đó có nhiều bài Văn tế nghĩa sĩ kháng Pháp trận vong rất bi tráng, rung động lòng người, phản ánh trung thực biến cố của cả một thời đại, tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm của dân ta trong nửa cuối thế kỷ 19 đồng thời thể hiện tâm hồn thương dân, yêu nước, khí phách bất khuất của chính tác giả.

Ông là Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của dân tộc (tác phẩm Lục Vân Tiên từng được dịch ra tiếng Pháp, Nhật, năm nay lên lịch xuân 2019…), quá quen thuộc với tuyên ngôn “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Ngôi trường mang tên cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu có địa chỉ 8 bis Hùng Vương, P.1, TP.Mỹ Tho, hiện là di tích lịch sử của tỉnh Tiền Giang nhưng “vang danh thiên hạ” do là trường công lập bản xứ được thành lập đầu tiên ở miền Nam và trong quá trình đóng vai một trong vài ngôi trường THPT lâu đời nhất của Việt Nam đã sản sinh ra vô số những nhân tài kiệt xuất trên mọi lĩnh vực. Đơn cử vài nhân kiệt như: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Canh nông Ngô Tấn Nhơn, Chánh án TAND tối cao Phạm Văn Bạch, nhà văn Hồ Biểu Chánh, nhà báo Nguyễn An Ninh, Thiếu tướng – giáo sư Trần Đại Nghĩa, soạn giả cải lương Nguyễn Thành Châu – Năm Châu…

Trường được chính thức thành lập ngày 17-3-1879, tên ban đầu Collège de Mytho, năm 1942 đổi tên là Collège Le Myre De Villers với Hiệu trưởng người VN đầu tiên là thầy Nguyễn Thành Giung và mang tên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1953.

… Tui trăm bn chc cơ h mi đây

Khuôn viên ban đầu vuông vức 25.000m2, bao quanh bởi 4 con đường lớn, ngoài văn phòng và một phòng thí nghiệm, chỉ có dãy lầu tiền chế một tầng (sau quen gọi là lầu Dơi do có nhiều dơi ở khi đã quá cũ không còn sử dụng được và phòng Tiền Vãng từng được đặt ở đây). Năm 1918 được xây thêm hai dãy lầu bề thế ở phía Bắc và phía Nam để hợp với dãy lầu Dơi thành hình chữ U có hoa cỏ, cây cối che mát và đó là hình ảnh cô đọng nhất trong ký ức của nhiều thế hệ học sinh dù từ đó về sau còn được xây dựng bổ sung thêm.

Từ năm 1924, trường đã tổ chức được đủ các lớp bậc và được tổ chức thi để cấp bằng “Thành chung” –  tương đương bằng tốt nghiệp THPT – lúc đó là bằng cấp cao trong xã hội (Diplôme d Études Complémentaires hay Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois).

Sĩ số năm học 1990-1991 cao nhất với trên 3.900 học sinh nam nữ cấp 2 & 3; từ năm học 2013-2014 về sau, trường giữ ổn định 45 lớp (chỉ còn cấp 3) với tổng số khoảng 1.900 học sinh. Hiện trường đã xây mới trên khuôn viên cũ với kiến trúc mô phỏng năm 1918, có 1 trệt, 3 lầu…

Để bảo tồn di tích của Collège de Mytho, nhà trường đã giữ lại, trùng tu dãy lầu Bắc xây năm 1918 và 1 biệt thư công vụ đồng thời phục dựng 1 nhà giáo sư cùng 2 phòng học được xây dựng từ những năm 1879.

Ni nim trưng c

Cả dãy lầu Bắc xưa đã trở thành khu vực truyền thống với tầng trệt bố trí lần lượt phòng Tiền Vãng phụng thờ cụ Đồ và thầy, cô quá vãng, tiếp nối nét văn hóa tâm linh đặc sắc trong học đường, rồi các phòng lưu trữ với sổ sách, học bạ, tài liệu, hình ảnh, học cụ, sách vở, bằng cấp, thành tích… của gần 140 năm hoạt động. Trong không khí tôn nghiêm, không gian liên thông ngăn nắp, người tham quan cảm nhận được nét trọng đạo học – tôn kính thầy, sự sâu lắng qua ngồn ngộn hiện vật xưa cũ mà không ít trong đó còn nguyên vẹn như thách thức với thời gian. Các nghi thức long trọng thường được bắt đầu từ đây. 

Theo định nghĩa của UNESCO về di sản văn hóa thì ngôi trường cổ kính – hiện đại mang tên cụ Đồ Chiểu có nhiều điểm tương đồng. Đại khái trên nền tảng là về lịch sử có thể đưa chúng ta trở lại quá khứ, tiết lộ những cội nguồn của hiện tại; về thẩm mỹ có một vẻ đẹp nhất định; về khoa học là đầu mối, đề tài nghiên cứu hàn lâm; về tâm linh góp phần vào hoặc kết nối với tính vĩnh hằng mà cộng đồng đã đồng cảm; về biểu tượng giúp khẳng định cá tính văn hóa và về xã hội góp phần gắn kết cộng đồng…

Người viết bài này mấy năm trước nhân viếng lễ ở đây, thấy liễn đối ở Tiền Vãng đường đã mạo muội “diễn nôm”, nay chép lại:

Trưng Nguyn Đình Chiu M Tho

Mt trăm ba mươi hai tui

Xuôi dòng sông đi ch đo

Thuyn chưa khm, ly ba đào

Lp lp tui mơ, tui ngc

Sang đò qua khúc thư sinh

Cùng bn vui “u nhi hc”         

Do chân bến “tráng nhi hành”

Ngưi nghĩa đưa thuyn bao qun

Giáo bt quyn” thy tưng minh

Đo bt thiên” nào nghiêng ngã

Xng “chân sư phm nghi hình”

Bao nhiêu công dân ưu tú

Nhân sĩ, ngh sĩ, doanh nhân,

Trí thc, anh hùng, nghĩa sĩ…

Đc tài t đây xut thân

T Collège de Mytho,

Le Myre de Vilers đó

Đến Trung hc Nguyn Đình Chiu

Dy – hc gii dang thành lò

Môt trăm ba mươi hai năm

Mt đi tưng rêu ngói cũ

ng lên tm cao vóc mi

Gm hoa gng gi mc dù…

Một ngôi trường cổ vừa tiến lên phía trước vừa thu thập, lưu giữ kỷ niệm, lưu truyền ký ức của biết bao thế hệ học trò, thầy cô… ở phòng Tiền Vãng. Có thể xem đây như một nét đẹp vĩnh hằng về tôn sư trọng đạo ở ngôi trường có một không hai ở đất phương Nam này.

Lý Ngc Hùng

 

Bình luận (0)