Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thời tiết thất thường, nhiều trẻ nhập viện

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày qua, thi tiết nóng, lnh tht thưng – đây là điu kin đ các siêu vi khun có cơ hi phát trin mnh. Đi vi tr em chưa phát trin th cht toàn din, h thng min dch kém nên không ít tr đã mc bnh.

Ph huynh đưa con đi khám bnh ti BV Nhi đng 1. Ảnh: Đ.K

Tại Khoa Khám bệnh BV Nhi đồng 2, chị L.T.T.V (32 tuổi, ngụ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) – là mẹ của bé N.T.A (3 tuổi) kể: “Mấy ngày trước tôi thấy con bị nóng, hơi sốt kèm thêm các dấu hiệu mỏi mệt, đêm ngủ quấy khóc nên vội đưa con đến phòng khám nhi gần nhà. BS cho biết, con tôi bị viêm họng, sốt, được cho thuốc về nhà uống. Tuy nhiên suốt 3 ngày uống thuốc đầy đủ nhưng không đỡ, thậm chí có lúc bé còn sốt cao hơn. Không thể chủ quan nên vợ chồng tôi đã đưa con tới BV Nhi đồng 2 để khám. Tại đây, BS cho biết con tôi đã bị viêm phổi, phải nhập viện điều trị”.

Chị V.T.B.M (25 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) đưa con (bé P.Đ.K – 4 tuổi) tới BV Nhi đồng 2 khám, cho biết: “Cách đây 2 ngày, khi tôi đi làm về thì thấy con đã ngủ – ngủ sớm hơn ngày thường mấy tiếng đồng hồ. Bà ngoại nói, bé đi học về dấu hiệu mệt mỏi, người hơi nóng. Nghĩ con chỉ bị cảm sốt thông thường nên vợ chồng tôi không đưa đi khám. Nay thấy con bị nóng sốt, khò khè, ho nhiều, khó thở nên tôi đã đưa bé đi khám. BS nói bé bị viêm phổi, suy hô hấp do siêu vi…”.

Tại BV Nhi đồng 1 cũng có rất đông bệnh nhi được đưa đến khám với các biểu hiện bệnh tương tự. Chị N.T.L (28 tuổi, ngụ Vĩnh Long), mẹ của bé L.M.A (16 tháng tuổi) nói: “Tuần trước, thấy bé có những biểu hiện mệt, sốt, Tết sắp đến công việc quá nhiều nên tôi chỉ ra tiệm thuốc mua mấy viên thuốc cho con uống. Sau 5 ngày uống thuốc, bệnh không hết mà còn trở nặng. Bé sốt cao kèm co giật, sợ quá tôi vội đưa cháu đến BV Nhi đồng 1 để khám thì phát hiện cháu bị sốt xuất huyết. BS cho biết, cháu chỉ cần nhập viện trễ một ngày là có thể nguy hiểm đến tính mạng…”.

Thi đim giao mùa, ngưi bnh d mc đt qu

TS.BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cũng cho biết, thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh chính là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.

Cách đơn giản nhất để có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói, cười và giơ tay, chân. Trong đó, nói – có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được; cười – mồm méo, lệch một bên; giơ tay chào, nhấc chân: không giơ được tay lên để chào hoặc giơ hai tay lên ngang vai nhưng một bên tay bị sệ hơn. Nhấc chân lên nhưng không nhấc được hoặc nhấc khó…

Nếu có 3 dấu hiệu này thì chính là đột quỵ và cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng.

Đặc biệt cần lưu ý, khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Bởi lẽ, khi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Ngay cả việc uống nước đối với bệnh nhân còn khó khăn nên việc nuốt viên thuốc có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở cho người bệnh.

M.Trưng

BS.CKII Phạm Văn Hoàng – Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi đồng 1 – cho biết, khoảng 1 tháng trở lại đây, khoa tiếp nhận khoảng 5.000 lượt bệnh nhi đến khám và điều trị các bệnh do siêu vi. Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh là điều kiện để các vi khuẩn, siêu vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, hô hấp, viêm da, nhiễm trùng, tiêu chảy cấp. Lúc này sức đề kháng của trẻ đã giảm mạnh nên mức độ nguy hiểm càng cao, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, sốt… Do đó trẻ có thể bị các biến chứng nguy hiểm về thần kinh vận động, nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.

BS Hoàng nhấn mạnh: “Nhiều phụ huynh thường chủ quan nghĩ rằng bé chỉ bị những bệnh cảm cúm, sốt siêu vi nên không đi khám sớm; đến khi phát hiện bé bị viêm phổi cấp hoặc bị sốt xuất huyết thì thời gian điều trị kéo dài, bệnh cũng nặng hơn. Vì vậy khi thấy trẻ sốt cao, lừ đừ, ăn uống kém, mệt, khó thở, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến BV để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh, phụ huynh nên giữ ấm cho bé, hạn chế cho bé ra ngoài vào ban đêm, nhiệt độ điều hòa không để quá lạnh hoặc quá lâu. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, hợp vệ sinh…”.

Đăng Khoa

Bình luận (0)