Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nâng cao ý thức phân loại rác ở trẻ nhỏ

Tạp Chí Giáo Dục

63,82% hc sinh la tui 5-7 hiu rõ rác là nhng th vt đi, không xài đưc; 76,1% nhn thc đưc vt rác đúng nơi giúp bo v môi trưng… Đó là nhng con s đưc hai em Dương Qunh Hương và Phm Ngân Hà (hc lp 9A4 Trưng THCS – THPT Đinh Thin Lý, Q.7) ch ra trong đ tài “Kho sát mc đ hiu biết và kh năng phân loi rác sinh hot ca hc sinh la tui t 5-7 tui ti Q.7, TP.HCM”.

Qunh Hương và Ngân Hà kho sát hiu biết phân loi rác ca tr ti Trưng Mm non M Phưc (Q.7)

Thông qua đề tài, Quỳnh Hương và Ngân Hà mong muốn nâng cao ý thức phân loại rác sinh hoạt của học sinh trong độ tuổi từ 5-7, hướng tới xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Tr em còn thiếu kiến thc v phân loi rác

“Trong rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì phần nhiều đều bắt nguồn từ ý thức của con người, trong đó việc thiếu ý thức trong phân loại rác là một thực trạng nổi cộm. Theo đó, việc thiếu ý thức phân loại rác không phải do con người lúng túng mà do con người chưa thật sự đề cao việc này, dẫn đến việc tuyên truyền và giáo dục không đạt hiệu quả; một phần nữa là do con người lười thay đổi những thói quen cũ”, Quỳnh Hương cho biết.

Theo Quỳnh Hương, việc phân loại rác hiện nay mới tập trung nhiều ở trách nhiệm của người lớn, còn trẻ em ít chú tâm trong việc này. Trong khi đó, trẻ em là thế hệ tương lai, đặt nền móng cho cả một xã hội sau này. Đây là lý do để Quỳnh Hương và Ngân Hà lựa chọn độ tuổi học sinh từ 5-7 làm đối tượng cho đề tài nghiên cứu của mình. Để bắt tay vào nghiên cứu, hai em tiến hành khảo sát về mức độ hiểu biết của học sinh trong độ tuổi từ 5-7 tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Q.7 bằng 5 câu hỏi trắc nghiệm: rác là gì, rác cần được vứt vào đâu, rác được chia thành những loại nào… Sau khi tiến hành khảo sát trên 246 học sinh, hai em chỉ ra: đối tượng học sinh lớp 2 cho kết quả cao nhất đồng nghĩa với hiểu biết về phân loại rác cao nhất, kế đến là lớp 1 và mầm non. “Kiến thức của trẻ trong thực hành phân loại rác thì khá cao nhưng hiểu biết về rác, từng nhóm rác thì chưa tốt lắm khi có tới 66% em không nêu ra được tên, thành phần nhóm rác phân loại”, Quỳnh Hương và Ngân Hà kết luận.

Song song đó, Quỳnh Hương và Ngân Hà cũng rút ra kết luận, học sinh 5 tuổi chưa hiểu rõ các khái niệm cơ bản về rác, khả năng nhận thức ý nghĩa của việc vứt rác đúng chỗ và phân loại rác thải còn thấp hơn so với độ tuổi 6, 7. “Các em cần được giảng dạy thêm để tăng những hiểu biết về các kiến thức cơ bản liên quan đến phân loại rác thải, cải thiện khả năng thực hành phân loại rác và nhận thức lý do phải vứt rác đúng nơi quy định”, Quỳnh Hương nhấn mạnh.

B công c tuyên truyn phân loi rác

Sau khi phân tích kết quả khảo sát theo lứa tuổi, Quỳnh Hương và Ngân Hà mạnh dạn đưa ra ý tưởng về bộ công cụ tuyên truyền phân loại rác để đưa vào hoạt động giáo dục. Theo đó, độ tuổi được hai em chọn để dạy thử nghiệm bài giảng cải thiện mức độ hiểu biết, khả năng phân loại rác sinh hoạt là học sinh lớp Lá (5 tuổi) ở Trường Mầm non Mỹ Phước (Q.7). “Trong bài giảng thử nghiệm sẽ sử dụng bộ công cụ tuyên truyền, bao gồm hoạt động kể chuyện dựa trên sách dạy trẻ mầm non mà nhóm thiết kế cùng các kiến thức cơ bản và hoạt động trò chơi thực hành phân loại rác”, Quỳnh Hương thông tin.

Sách dạy trẻ mầm non do Quỳnh Hương và Ngân Hà thực hiện gồm nhiều tranh, ảnh ngộ nghĩnh được thiết kế dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, tiếp thu kiến thức và tập trung ghi nhớ qua các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc… “Cuốn sách là một câu chuyện về môi trường, cốt truyện dựa theo ngôi kể như truyện cổ tích: Ngày xưa, con người sống vui vẻ, cây xanh tươi tốt… Nhưng rồi con người ngày càng đông, vứt rác bừa bãi… khiến môi trường bị bệnh, cây cối khô héo, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, môi trường bị sốt cao, con người bị bệnh. Trong quá trình kể lại câu chuyện, trẻ sẽ được đặt ra những câu hỏi để hòa mình vào câu chuyện, nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân”, Ngân Hà chia sẻ.

Hc sinh Trưng Tiu hc Võ Th Sáu (Q.7) tham gia kho sát phân loi rác

Theo Ngân Hà, sau khi triển khai dạy khảo sát, hai em có quay lại trường để khảo sát mức độ hiệu quả của bài học. Kết quả thu được rất khả quan khi 40 trẻ của lớp học đã cải thiện rõ rệt kiến thức cơ bản về rác thải, khả năng nhận biết và thực hành phân loại 4 nhóm rác, nhận thức được ý nghĩa của việc bỏ rác đúng nơi quy định.

Với đề tài này, Quỳnh Hương và Ngân Hà mong muốn sẽ “góp thêm một tiếng nói” trong việc nâng cao ý thức phân loại rác thải từ gia đình, nhà trường và xã hội ở mọi đối tượng, nhất là đối tượng trẻ mẫu giáo, tiểu học. Bên cạnh đó, Quỳnh Hương và Ngân Hà hy vọng bộ công cụ tuyên truyền phân loại rác có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa để trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao ý thức phân loại rác ở trẻ nhỏ.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)